Mùa hè là thời điểm nhiều gia đình chọn đi du lịch cùng nhau. Để chuyến đi của cả nhà được an toàn và trọn vẹn hơn, đặc biệt khi đi biển, các chị nên trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để ứng phó nếu có các trường hợp không may xảy ra như sóng lớn, biển động, dòng xoáy xa bờ, tránh rơi vào tình huống nguy hiểm như vụ tai nạn xảy ra ở Bình Thuận nha.



webtretho


Hiện trường vụ đuối nước ở Bình Thuận (trái) (Ảnh: Internet)




Được biết, khoảng 11h ngày 10/8, đoàn khách hơn 300 người của Công ty S.T Bình Dương tổ chức tour du lịch tại resort Đ.L (Bình Thuận). Đến 17h cùng ngày, một nhóm nhân viên công ty này xuống tắm biển, do thời tiết bất lợi kèm sóng lớn, nhóm người này bị nước cuốn trôi ra xa khỏi bờ.


Mặc dù được nhân viên resort và người dân địa phương ứng cứu, tuy nhiên, 4 nạn nhân đã tử vong và 2 du khách bị sóng cuốn mất tích.


Hiện tại, lực lượng cứu hộ địa phương vẫn đang tích cực tìm kiếm 2 người mất tích. Trong khi đó, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cũng đã gửi thông báo khẩn đến các resort, khu du lịch ven biển kiểm tra và yêu cầu các đơn vị này nhắc nhở không cho du khách tắm biển trong thời gian biển động mạnh. Sở cũng yêu cầu kiểm tra, rà soát tăng cường các trang thiết bị, phương tiện cứu hộ; tăng cường nhân viên cứu hộ, cứu đuối sẵn sàng để ứng phó kịp thời.



Qua đây thấy rằng nguy hiểm luôn "rình rập" xung quanh chúng ta dù là ở nhà, đi trên đường hay đang tận hưởng một chuyến du lịch. Vì vậy, việc nắm chắc các dấu hiệu nhận biết nguy hiểm để bình tĩnh xử trí là rất cần thiết nha các chị.


1/ Dòng xoáy tử thần



Khi thấy một dòng nước xoáy lúc đang bơi ở biển, hãy bình tĩnh bơi song song với bờ cho đến khi thoát khỏi dòng nước và sau đó tiến về phía bờ. Đừng cố gắng bơi ngược lại vào bờ khi vừa gặp xoáy nước, bởi điều này hoàn toàn vô dụng trong trường hợp đó và nó chỉ làm mình tốn thêm năng lượng mà thôi.



Nên bơi song song với bờ theo ảnh phải nha các chị!




2/ Dấu hiệu nhận biết sóng thần



Khi mực nước cách xa bờ một cách bất thường thì đây chính là dấu hiệu quan trọng cảnh báo với chúng ta rằng có thể sắp có sóng thần. Nếu mình là người nhận ra điều này, hãy nhanh chóng thông báo cho mọi người xung quanh nhé!


Và các chị biết không trong trận đại sóng thần ở Ấn Độ Dương vào năm 2004, nhờ biết đến dấu hiệu này mà Tilly Smith - một bé gái 10 tuổi người Anh và John Chroston, một giáo viên sinh học đã cứu sống được rất nhiều người vì đã nhanh chóng truyền thông tin đến cho những người đang có mặt ở cùng bờ biển với họ, khi mà những người này đang mải mê thu lượm vỏ sò và cá bởi nước biển rút ra xa bờ, để lại một khoảng bờ biển khá rộng.




Khoảng 15 phút trước khi sóng thần đến thì nước sẽ rút ra xa bờ




3/ Điều cần nhớ sau khi cứu một người chết đuối



Nếu may mắn kịp thời cứu ai đó khỏi vụ tai nạn đuối nước thì mình cũng đừng nên chủ quan mà hãy đưa họ đến bệnh viện ngay lập tức, bởi nếu không, nạn nhân có thể tử vong trong vòng vài ngày vì nước còn sót lại trong phổi.


4/ Aspirin cho cơn đau tim



Hãy luôn mang theo bên mình vài viên Aspirin, bởi nếu bất ngờ lên cơn đau tim thì có thể tận dụng nó để cải thiện tình trạng nguy cấp bằng cách nằm xuống ngay lập tức, kê đầu bằng gối hoặc vật dụng có sẵn tương tự sau đó uống thuốc. Trường hợp không có không gian để nằm, mình cũng có thể ngồi xuống và uống Aspirin nha các chị.


5/ Biểu hiện đơn giản xác định say nắng



Say nắng thường có các biểu hiện rõ rệt như buồn nôn, chóng mặt. Tuy nhiên, mình cũng có thể tự chẩn đoán bản thân có bị say nắng hay không bằng cách cảm nhận rằng cơ thể có thấy khó chịu khi ăn những món ngọt hay kẹo.




Ăn đồ ngọt mà thấy buồn nôn là biết có thể bị say nắng rồi ạ!




6/ Giúp nạn nhân bất tỉnh hồi phục ý thức



Khi ai đó ở gần mình đột nhiên bất tỉnh thì cách "chữa cháy" nhanh nhất là đặt họ nằm ngửa và đẩy đầu gối của họ lên ngực, động tác này sẽ giúp máu chảy lên não để người đó thức tỉnh trở lại.



Nhưng lưu ý là đừng nên thực hiện cách này nếu người đó đang có thương tích trên cơ thể, đặc biệt là chân, nếu không, tình trạng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.



Đặt nạn nhân nằm ngửa và đẩy đầu gối của họ lên ngực giúp máu chảy lên não để người đó thức tỉnh




7/ Hỗ trợ nhanh nạn nhân bị rắn cắn



Sẽ là sai lầm nếu tiến hành chườm lạnh, hút nọc độc, băng vết thương ngay cho nạn nhân bị rắn cắn. Trong tình huống này, nếu có sẵn thuốc kháng histamin, nên cho người đó uống trước khi đến bệnh viện. Ngoài ra, không nên chạm vào khu vực quanh vết cắn để tránh làm cho nọc độc lan ra khắp cơ thể nhanh hơn.


8/ Vị trí cần đập trên cửa kính khi muốn thoát hiểm khỏi ô tô



Nếu rơi vào tình huống nguy cấp muốn thoát khỏi chiếc ô tô của mình nhưng không thể mở cửa kính để thoát ra, hãy nhanh chóng tháo tựa đầu của ghế ngồi sau đó lấy nó đập vào phần cạnh của cửa kính. Lưu ý là ưu tiên đập vào khu vực cạnh của cửa kính chứ không phải ở trung tâm các chị nhé!



Ưu tiên đập vào khu vực cạnh của cửa kính chứ không phải ở trung tâm các chị nhé!




9/ Chai nước có thể gây ra đám cháy



Nghe có vẻ lạ, nhưng khi ánh nắng chiếu trực tiếp vào chai nước thì có thể khiến hỏa hoạn xảy ra đó các chị. Do trong điều kiện này, chai sẽ đóng vai trò như một thấu kính và tập trung nhiệt ở một điểm, nếu nhiệt độ cao thì dễ gây cháy.


Do đó, tốt nhất là đừng để chai nước ở gần cửa sổ, đặc biệt là cửa trong xe hơi nha các chị.


10/ Quy tắc 3



Cuối cùng, lúc phải đối mặt với những trường hợp nguy hiểm, chị em hãy áp dụng "Quy tắc 3" để kéo dài khả năng sinh tồn của mình, đó là:



Chúng ta có thể nhịn thở tối đa là 3 phút.


Có thể chịu đựng được 3 tiếng trong môi trường nhiệt độ cao.


3 ngày là số ngày mà cơ thể con người có thể không uống nước.


Và cuối cùng là chúng ta có thể nhịn ăn trong suốt 3 tuần.


Trên đây là top 10 bí kíp các chị nên thuộc nằm lòng nếu muốn đảm bảo sự an toàn cho mình và những người xung quanh, đặc biệt là các bé. Bởi các chị biết đấy, chúng ta không thể biết trước được tương lai và có những lúc, các kỹ năng tưởng chừng như đơn giản này lại trở thành cứu cánh trong lúc sinh tử.