Các loại hộp nhựa giá rẻ thường được dùng để bảo quản dưa muối, gia vị, thực phẩm sống và chín... Tuy nhiên, nhiều người trong số chúng ta không biết rằng nhựa cũng có 2 loại là: Nhựa tái chế và nhựa nguyên khai. Nhựa nguyên khai được lấy từ bãi rác rồi... quay trở về bàn ăn đấy ạ. Ngay khi đọc được bài viết trên trang Giadinhmoi em thực sự thấy rùng mình vì trong nhà đang sử dụng rất nhiều chai, hộp nhựa.


webtretho


Không nên dùng nhựa tái chế đựng thực phẩm (hình minh họa - Nguồn internet)



1. Hộp đựng làm từ nhựa tái chế nguy hiểm đến mức nào



Hiện nay trên thị trường đang có bán 2 loại nhựa:


- Nhựa nguyên khai không có khả năng tham gia các phản ứng hóa học, không chuyển dịch các chất độc từ màng nhựa ra thực phẩm nên có thể dùng để chứa đồ ăn nguội.


- Nhựa tái chế là hỗn hợp mọi loại nhựa được thu gom từ các bãi rác, xưởng phế liệu. Trong quá trình tái chế, người ta sẽ cho thêm các chất gia công, chất tạo màu. Thông thường, nhựa tái chế chỉ được dùng để sản xuất chậu nhựa, ống dẫn nước, mo hót rác, chổi nhựa, rổ... Thế nhưng, một số người vì lợi nhuận đã dùng nó làm thành hộp đựng thực phẩm, người tiêu dùng không thể nào phát hiện ra.


Nếu dùng nhựa tái chế đựng đồ ăn thì các chất hóa học, vi khuẩn sẽ rất dễ xâm nhập sang thực phẩm và gây hại cho sức khỏe con người. Đặc biệt, dùng nhựa tái chế để đựng đồ ăn nóng thì mức độ nguy hiểm sẽ tăng cao rất nhiều lần.


Hiện nay, muốn phân biệt hộp nhựa được làm từ nhựa nguyên khai hay nhựa tái chế không hề dễ dàng. Tuy nhiên, các mẹ vẫn có thể nhận biết đâu là loại nhựa độc hại, đâu là nhựa an toàn thông qua các ký hiệu có trên chai hộp.


2. Phân biệt nhựa độc hại và an toàn qua các ký hiệu



- Nhựa có ký hiệu PET: Loại nhựa này thường được dùng làm vỏ chai nước khoáng, nước ngọt, vỏ đựng tương ớt... Tuy nhiên, nhựa PET chỉ có thể dùng 1 lần, nếu tái sử dụng có thể làm hòa tan các kim loại nặng và hóa chất vào nước uống, thực phẩm. Nếu dùng nhựa PET đựng nước nóng hoặc đồ ăn nóng thì nhựa không những bị biến dạng mà còn sản sinh ra các chất độc.


webtretho


Không nên tái sử dụng nhựa có ký hiệu PET(Hình minh họa - Nguồn internet)



- Nhựa có ký hiệu HDP: Nhựa này thường được dùng để làm bình đựng sữa, dầu ăn, đồ chơi, túi nhựa, vật liệu cách nhiệt... Loại nhựa HDP không thải ra chất độc và khá an toàn.


- Nhựa có ký hiệu PVC: Được dùng sản xuất bao bì đựng thực phẩm trong suốt, chai dầu, nước tẩy rửa, đồ chơi, thẻ tín dụng... Nhựa PVC rất độc hại do có chứa chì và DEHP. Thế nhưng, nó vẫn được sử dụng rộng rãi do đặc tính mềm dẻo, bền, rẻ tiền.


- Nhựa có ký hiệu LDPE: Được dùng sản xuất túi gói bánh, giấy báo, hộp bìa giấy carton đựng sữa... Loại nhựa này khá an toàn, có thể sử dụng nhiều lần, dẻo dai, chống ẩm tốt. Tuy nhiên, các mẹ không nên đặt nhựa LDPE vào lò vi sóng hoặc đựng thức ăn nóng.


- Nhựa có ký hiệu PP: Được dùng làm cốc đựng cà phê, sữa chua, ống hút, rất bền nhẹ và có thể chịu được nhiệt độ lên tới 167 độ C. Bởi vậy, nhựa PP có thể tái sử dụng nhiều lần và đặt vào lò sóng cũng không sao.


webtretho


Nhựa PP có thể tái sử dụng nhiều lần (hình minh họa - Nguồn internet)



- Nhựa có ký hiệu PS: Được dùng sản xuất cốc chén, bát đĩa dùng 1 lần, bao bì đựng thực phẩm, khay đựng trứng. Khi làm nóng lên, nhựa PS có thể giải phóng styrene - 1 chất độc với thần kinh và có thể gây ung thư.


Nguồn: Thông tin tổng hợp