Nếu ở đây ai vẫn dùng cách ngâm nước muối để loại bỏ hóa chất trên rau củ quả thì hoàn toàn sai lầm rồi nhé! Lí do vì sao sai thì đã có quá nhiều thông tin nói rồi, mình chỉ nhắc lại là phương pháp này không có tác dụng gì mà còn khiến lượng cơ thể phải hấp thu một lượng muối không tốt cho sức khỏe nữa.

Vậy đâu mới là những cách khoa học để loại bỏ hóa chất tồn dư trên rau củ quả? Thông tin này đã được báo chí đăng tải, mình chia sẻ lại bên dưới cho mọi người cùng biết nhé!

Cụ thể là trong cuốn của chuyên gia chế độ ăn uống hữu cơ Wang Mingyong của ĐH Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh, vị chuyên gia này đã chia sẻ tới 8 phương pháp rửa sạch rau quả khỏi các hóa chất tồn dư. Các phương pháo này đều rất rẻ tiền và bất cứ ai cũng có thể áp dụng  ngay tải nhà

Thứ nhất: Rửa sạch dưới vòi nước đang chảy

Thuốc trừ sâu được chia thành loại hòa tan trong chất béo và hòa tan trong nước. Vì thế hãy rửa sạch rau củ quả dưới vòi nước chảy ít nhất ba đến năm lần, sau đó ngâm trong nước sạch 10-15 phút, cuối cùng rửa một lần nữa.

hình ảnh

Vòi  nước chảy sẽ loại bỏ bớt các hóa chất trên thực phẩm, ảnh: DSD

Thứ hai: Xả nước ấm

Các loại rau lá xanh có nhiều khả năng giữ lại đạm nitrat (NO3) nhất. Các nghiên cứu đã phát hiện ra ngâm nửa kg rau lá với 5-8 lít nước ấm trong 10 phút (nhiệt độ nước khoảng 42-50°C) có thể loại bỏ hơn 50% lượng nitrat.

Thứ ba: Làm sạch bằng kiềm

Ngoài loại thuốc trừ sâu làm sạch được bằng nước, còn loại "cứng đầu" hơn chỉ tan trong chất béo. Lúc này nên dùng baking soda để rửa.

Bạn chỉ cần cho một lượng nhỏ baking soda vào nước theo tỷ lệ pha 1:20, ngâm trái cây, rau quả vào 15 phút. Sau đó chà rửa, đổ nước đi và rửa lại bằng nước sạch.

Dùng bột kiềm hoặc kiềm đá hiệu quả hơn cả baking soda. Bạn chỉ cần cho một thìa nhỏ bột kiềm vào nước, ngâm từ 5-10 phút, rồi xả sạch.

hình ảnh

Nhiều loại rau củ hiện nay có thể không an toàn, ảnh: DSD

Thứ tư: Lưu trữ nhiệt độ phòng

Đối với một số loại rau quả, thuốc trừ sâu sẽ bay hơi trong không khí sau một thời gian bảo quản nhất định, làm giảm lượng dư lượng thuốc trừ sâu. Ví dụ hành tây, bí ngô, cà rốt, đu đủ có thể để ở nhiệt độ phòng từ hai đến ba ngày, nhưng không được đặt trực tiếp vào tủ lạnh.

Thứ năm: Phơi nắng

Theo nghiên cứu, khi rau và trái cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong 5 phút, 60% lượng thuốc trừ sâu organochlorine còn sót lại sẽ bị mất đi. Khi đem cà rốt ra ánh nắng, tia cực tím có thể phân hủy cấu trúc hóa học của thuốc trừ sâu, làm giảm độc tính ban đầu, nhiệt độ càng cao thuốc trừ sâu bay hơi càng nhanh.

Thứ 6: Chần qua

Ngoài tác dụng diệt khuẩn, nhiệt độ cao còn làm bay hơi và phân hủy hầu hết các loại thuốc trừ sâu. Đặc biệt đối với những loại cây trồng dễ phun thuốc toàn thân, tốt nhất nên cắt nhỏ rồi chần khoảng một phút sau khi rửa sạch để thuốc trừ sâu tan hết. Nên nhớ bỏ nước chần này và cần mở vung cho thuốc trừ sâu bay hơi theo hơi nước.

hình ảnh

Nhiệt độ giúp rau củ sạch hơn, ảnh: dSD

Thứ 7: Dùng nước ngâm rửa thực phẩm enzyme

Rửa bằng nước ngâm rửa thực phẩm enzyme thân thiện với môi trường hoặc nước rửa rau củ quả tự nhiên. Rửa sạch rau một hoặc hai lần bằng nước để loại bỏ vi trùng, trứng côn trùng và thuốc trừ sâu còn sót lại trên rau.

Thứ 8: Hãy bỏ vỏ

Trên bề mặt trái cây và rau quả có lớp sáp dễ hấp thụ thuốc trừ sâu nên rất cần gọt vỏ trước khi ăn. Hầu hết thuốc trừ sâu vẫn còn trên bề mặt trái cây và rau quả, đặc biệt các vị trí cuống, những chỗ lõm. Gọt vỏ sẽ giảm nguy cơ tiếp xúc với thuốc trừ sâu.

Tóm lại, rau củ quả là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh nhưng không thể bỏ qua vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu. Sử dụng baking soda và các cách khác để rửa trái cây, rau quả rất hữu hiệu giúp chúng ta tránh xa mối đe dọa từ dư lượng thuốc trừ sâu và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh.

Sử dụng thực phẩm không an toàn có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Hậu quả sớm là ngộ độc cấp tính. 

hình ảnh

Bỏ vỏ để an toàn, ảnh: SD

Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều thực phẩm không gây hậu quả ngay nhưng tiềm ẩn hậu quả nặng nề cho người sử dụng, đó là các thực phẩm nhiễm chất độc hại dưới ngưỡng có thể gây ra các triệu chứng cấp tính, bán cấp tính, nhưng nếu sử dụng kéo dài liên tục hoặc không liên tục sẽ tích lũy trong cơ thể, đến một thời điểm nào đó gây ra những bệnh lý nghiêm trọng như: ung thư, rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai…Có thể kể đến đó là những thực phẩm cónhiễmchì, thủy ngân, asen, thuốc bảo vệ thực vật, các độc tố vi nấm như aflatoxin có trong ngô, đậu, lạc mốc...

Trước tình trạng thực phẩm mất an toàn như hiện nay, mỗi người tiêu dùng cần có sự thông thái để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình của mình trước tiên.