Nghe nhạc buồn giúp tự xoa dịu bản thân

David Huron từ Đại học Bang Ohio đã tiến hành nghiên cứu và cho thấy, mỗi khi nghe nhạc buồn cơ thể thường tiết ra hoocmon prolactin. Mỗi khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, việc tiết hoocmon prolactin sẽ nhằm chuẩn bị cho điều tồi tệ xảy ra. Tuy nhiên, khi bản nhạc kết thúc nhưng không có chuyện gì xảy ra, prolactin cùng với các chất ức chế khác sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Nghe nhạc buồn để thấy mình không quá “đen”

Sau chia tay, có bao giờ cũng có xu hướng tìm những bài hát có câu chuyện tương tự điều mình vừa trải qua. Điều này giúp chúng ta cảm thấy rằng “còn có người giống mình” hay “điều mình trải qua là bình thường”.

Dưới góc độ tâm lý xã hội, “con người thường có xu hướng so sánh bản thân với người bất hạnh hơn để cảm thấy mình còn ổn”.

Nghe nhạc buồn để khiến trái tim “nhẹ nhàng hơn”

Theo nghiên cứu của đại học Harvard, nhịp tim thay đổi khi nghe nhạc và phụ thuộc nhiều vào tốc độ của bản nhạc. Thói quen nghe nhạc 20-30 phút mỗi ngày giúp huyết áp thấp hơn và nhịp tim chậm hơn so với người không nghe.

Nhạc buồn thường có tiết tấu chậm khoảng 70 bpm/phút, đây là tiết tấu được chứng minh có khả năng điều hoà nhịp tim bởi nó gần với nhịp đập trung bình của tim nhất.

Không như những lời đồn đại “nghe nhạc buồn sẽ vận vào thân”, thì nhạc buồn lại có rất nhiều lợi ích tới sức khoẻ và đặc biệt là những người đang trải qua khó khăn qua những minh chứng này phải không nào?

Xem thêm bài viết tại đây nhé mọi người: https://vi-sao-chung-ta-lai-thich-nghe-nhac-buon-