1. Trầm cảm nặng là gì?

Trầm cảm là một trong các căn bệnh tâm lý phổ biến hiện nay. Bệnh lý này được bác sĩ tâm lý chia thành 3 cấp độ khác nhau là trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Tùy vào mỗi cấp độ bệnh khác nhau mà mức độ biểu hiện của các triệu chứng cũng sẽ tăng dần.

Trầm cảm nặng (Major Depressive Disorder - MDD) là thuật ngữ bác sĩ tâm lý dùng để mô tả giai đoạn tiến triển nghiêm trọng của bệnh trầm cảm. Nó được chẩn đoán khi một người có tâm trạng chán nản hoặc trầm cảm kéo dài, giảm hứng thú với các hoạt động thú vị, cảm giác tội lỗi, tuyệt vọng, kém tập trung, chậm phát triển tâm thần vận động, kích động, rối loạn giấc ngủ và ý định tự tử.

Căn nguyên của MDD được xác định là do nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố sinh học, di truyền, môi trường và tâm lý xã hội. Trong đó, trầm cảm nhẹ và vừa không được điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng là nguyên nhân chính và trực tiếp nhất.

Tuổi khởi phát trung bình của bệnh trầm cảm nặng là khoảng 40. Tuy nhiên theo nghiên cứu gần đây của bác sĩ tâm lý cho thấy, xu hướng gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ.

Bác sĩ tâm lý cho biết, trầm cảm có thể xuất hiện ở bất kì ai, tuy nhiên, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nam giới. Sự khác biệt này được cho là do nội tiết tố, ảnh hưởng của quá trình sinh nở và các yếu tố gây căng thẳng. Tuy nhiên, số lượng nam giới tự sát về căn bệnh quái ác này lại cao hơn nhiều so với phụ nữ, đặc biệt là những trường hợp trầm cảm kéo dài và chuyển biến thành giai đoạn nặng.

2. Sự nguy hiểm của trầm cảm nặng

Bác sĩ tâm lý cho biết, trầm cảm nặng là cấp độ nghiêm trọng của chứng trầm cảm. Do vậy, nó tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu không thể áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ giữa con người với nhau và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến việc tự sát.

Các biến chứng của trầm cảm nặng có thể bao gồm:

  • Những người bị trầm cảm nặng có nguy cơ cao phát triển các rối loạn lo âu và rối loạn sử dụng chất kích thích. Bác sĩ tâm lý khuyến cáo, điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ tự tử.
  • Trầm cảm nặng có thể khiến các bệnh đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành,...
  • Những người bị trầm cảm nặng có nguy cơ cao phát triển các hành vi tự huỷ hoại bản thân như một cơ chế đối phó.
  • Trầm cảm nặng khiến cho cơ thể người bệnh suy nhược và kiệt quệ nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Theo số liệu thống kê của bác sĩ tâm lý, tỷ lệ người tự sát do trầm cảm nặng đã chiếm đến khoảng 70%. Tuy nhiên, tiên lượng của trầm cảm nặng được đánh giá tốt ở những bệnh nhân không có triệu chứng loạn thần, tuân thủ điều trị, khả năng đáp ứng tốt. Tiên lượng xấu khi có rối loạn tâm thần đi kèm, nhập viện nhiều lần và tuổi khởi phát cao.

Xem chi tiết bài viết tại đây nhé mọi người: tram-cam-nang-co-dang-so-khong