1. Định nghĩa hội chứng tự ngược đãi bản thân

Hội chứng tự ngược đãi bản thân (Self-harm) được chuyên gia tâm lý cho biết là một dạng rối loạn tâm lý khá phổ biến hiện nay, đặc biệt ở những người trẻ phải chịu nhiều áp lực đau khổ. Theo chuyên gia tâm lý, hội chứng này đặc trưng bởi tình trạng cố ý thực hiện những hành vi tự huỷ hoại, gây tổn thương thể chất và tinh thần như rạch tay, cào cấu, nhổ tóc,... Một số người bệnh tưởng tượng ra những viễn cảnh tồi tệ để gây sức ép lên tinh thần và tự gây ra sự đau khổ cho bản thân.

Theo chuyên gia tâm lý, những người mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân không cảm thấy đau đớn trước các hành vi tự huỷ hoại. Ngược lại, các hành vi này khiến bệnh nhân cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, các cảm giác này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Do đó, chuyên gia tâm lý nhận định rằng, bệnh nhân có xu hướng lặp đi lặp lại các hành vi tự ngược đãi để giải tỏa tinh thần. Hầu hết bệnh nhân đều không có ý định tự sát nhưng các hành vi tự ngược đãi có thể gây tổn thương thể chất nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng.

2. Dấu hiệu nhận biết hội chứng tự ngược đãi bản thân

Chuyên gia tâm lý cho biết, hội chứng tự ngược đãi bản thân đặc trưng bởi các hành vi tự làm đau bản thân và gây ra nỗi đau thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ không thể hiện các hành vi tự ngược đãi trước mặt người khác. Chuyên gia tâm lý khuyến cáo, những người xung quanh chỉ có thể nhận biết thông qua 3 nhóm triệu chứng chính là các hành vi tự ngược đãi, rối loạn cảm xúc và các triệu chứng thể chất.

2.1. Có hành vi tự ngược đãi bản thân

  • Tự dùng dao hoặc mảnh chai rạch, cắt cổ tay, nhát cắt không quá sâu nhưng có gây chảy máu. Chuyên gia tâm lý cho biết, những người xung quanh thường thấy cổ tay của người bệnh có các vết sẹo mờ, chằng chịt. Ngoài cổ tay, bệnh nhân cũng có thể dùng mảnh chai hoặc dao cứa ở những vị trí khác.
  • Nhịn ăn với mục đích bỏ đói bản thân.
  • Dùng tay cào rách da và chảy máu.
  • Tự nhổ tóc.
  • Lao đầu vào tường, tự đánh và tát bản thân.
  • Cơ thể xuất hiện các dấu vết của những hành vi tự hại như vết cắt, vết bầm tím, các vết sẹo do máu đông lại.
  • Bệnh nhân có thể dùng tay chà xát mạnh lên da tạo ra các vết bỏng, phát ban
  • Dùng que diêm hoặc tàn thuốc lá ấn trực tiếp lên da tạo thành các vết phỏng.
  • Một số người có thể tự ngược đãi tinh thần bằng cách tưởng tượng bản thân rơi vào hoàn cảnh để chịu sự khổ sở.

2.2. Trạng thái rối loạn cảm xúc

  • Cảm giác căng thẳng, bồn chồn, bất an, lo âu, mệt mỏi.
  • Tâm trạng nhạy cảm, dễ cáu giận và nổi nóng với những người xung quanh. Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý nhận định rằng, một số người có xu hướng che giấu cảm xúc và chỉ bộc lộ cơn giận khi ở một mình.
  • Chuyên gia tâm lý cho biết, bệnh nhân có thể có các rối loạn giấc ngủ đi kèm, thường gặp nhất là mất ngủ, ngủ chập chờn, khó ngủ và dễ thức giấc giữa đêm.
  • Lòng tự trọng thấp.
  • Khó kiềm chế và quản lý cảm xúc.
  • Bệnh nhân mắc các triệu chứng rối loạn cảm xúc hầu hết thời gian trong ngày.

2.3. Các triệu chứng cơ thể

  • Tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, không đều và thường gặp phải tình trạng đánh trống ngực.
  • Nhịp thở nông, thở nhanh và bệnh nhân thường trực nỗi sợ bị chết ngạt.
  • Tăng thông khí (cảm giác khó thở liên quan đến tình trạng lo âu quá mức).
  • Nghẹn cổ họng.
  • Buồn nôn, khó nuốt, táo bón, tiêu chảy, trào ngược, đau dạ dày,…
  • Đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, khả năng tập trung và trí nhớ giảm.
  • Bệnh nhân cũng có thể gặp phải các triệu chứng do rối loạn hệ thần kinh thực vật như bất an, bồn chồn, đổ mồ hôi, chân tay lạnh, hồi hộp,…
  • Sức khỏe suy kiệt, sụt cân và xanh xao.

Xem thêm bài viết tại đây nha mọi người: https://nhan-biet-hoi-chung-tu-nguoc-dai-ban-than