Thanh xuân là đặt sự nghiệp lên hàng đầu

Đã bao lâu rồi bạn không thể rời văn phòng đúng 5 rưỡi chiều vì cố gắng ở lại làm xong việc? Đã bao lâu bạn không dành được một cuộc hẹn cho bạn bè và người thân? Đã bao lâu bạn chưa dành thời gian cho bản thân mình đúng nghĩa?

Bởi với chúng ta “tuổi trẻ là phải không ngừng cố gắng”, là “chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai”, là “phải chăm sóc tốt cho gia đình”,....Khi công việc trở nên quá tải, áp lực dồn nén, ta bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và yếu đuối. Đó cũng là lúc nỗi cô đơn bắt đầu xâm chiếm và ăn mòn chúng ta.

Là ngại ngùng trước “vòng tròn ảo”

Không cần một chiếc xe để đến gặp nhau, không cần một địa điểm để cùng nhau hò hẹn. Tất cả đơn giản chỉ cần một cú nhấp chuột, một cuộc gọi video call hay thậm chí là những đoạn nhắn tin không ngừng nghỉ. Chúng ta nghĩ rằng như vậy là đủ, là ta vẫn đang kết nối với tất cả mọi người. Nhưng bạn có nhận ra - smartphone đang trở thành người bạn tâm giao duy nhất của bạn?

Là quay lại không còn ai thân thiết

Khi còn nhỏ, chúng ta dễ dàng trò chuyện với tất cả các bạn trong lớp, nhưng khi lớn lên dần chúng ta chỉ còn những “người bạn hợp cạ”. Là bởi cuộc sống quá nhỏ để tìm kiếm, hay quá lớn để tin tưởng một ai đó?

Hay bởi trong mỗi chúng ta đã hình thành những đánh giá: là hợp, là mong muốn, là quan niệm,… Rồi đến một ngày, bạn nhận ra không còn ai để dốc lòng tin tưởng, mỗi người đều có cuộc sống riêng, và tốt hơn là ta nên khép mình lại! Vậy là những nỗi cô đơn lại níu chân bạn.

Bạn có đang cố gắng thoát khỏi chuỗi ngày đó?

....

Bạn đã hiểu vì sao mình cảm thấy cô đơn?

Sự cô đơn của bạn có thể từ những mất mát to lớn, cảm giác lạc lõng hay ngay cả trong mối quan hệ tình yêu, hay mất đi một ai đó…. Hãy xem lại, điều gì khiến bạn cảm thấy cô đơn? Chúng ta sẽ chỉ có thể giải quyết khi biết rõ nguyên nhân gốc rễ.

Bạn đã thử cởi mở hơn với mọi người

Giao tiếp, tạo sự kết nối với người khác không phải dễ dàng với nhiều người, nhưng bạn biết không, đây lại là chìa khóa quan trọng. Bạn có thể tạo mối liên kết bằng cách giúp đỡ người khác khi họ cần, hay tham gia hoạt động nhóm, hoặc chỉ đơn giản là mỉm cười với người xung quanh...

Bạn biết không, niềm vui khi giao kết với những người xung quanh sẽ kéo bạn ra khỏi trạng thái đơn độc. Và quá trình sản sinh oxytocin (hóc-môn hạnh phúc) trong não bộ là nhân tố lớn nhất tạo ra cảm giác gắn bó sẽ bắt đầu từ đây.

“Tham gia vào nhóm những người cô đơn”

Nghe có vẻ “kỳ cục”, nhưng chia sẻ câu chuyện của riêng mình và được lắng nghe những chia sẻ từ người khác sẽ giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn hơn. Con người thường có phản hồi đầy cảm thông và xúc cảm trước những câu chuyện của người khác. Bởi vì các bạn thanh thiếu niên đang cảm thấy cô đơn sẽ biết thông cảm hơn, các mối tương tác qua lại này sẽ dễ gia tăng cảm xúc chung như được công nhận, nâng cao lòng tự trọng.

Rèn luyện sự tự nhận thức

Cuộc đời này vốn dĩ là như vậy! - Nếu bạn nghĩ đó là số phận của mình, suy nghĩ này sẽ khiến bạn mất đi động lực để thay đổi – đó là “lời dự đoán trở thành sự thật” mà bạn dành cho chính mình.

Suy nghĩ không phải là thực tế. Vì vậy, khi hiểu rõ những suy nghĩ tiêu cực về nỗi cô đơn, bạn sẽ nhận ra tất cả là do suy nghĩ của chính bạn phóng đại lên hay không? Nếu bạn đang suy nghĩ “Tôi chẳng có giá trị gì, không ai thích tôi cả”, hay “Họ không thích tôi!” thì đây có thể là bạn đang thổi phồng và suy nghĩ sai lệch.

Tự nhận thức để thay đổi cảm xúc sẽ giúp bạn nhận biết được đâu là suy nghĩ méo mó sai lệch hoặc bị phóng đại, rồi sau đó thay đổi cách suy nghĩ của mình. Hãy dành thời đọc sách, nhờ chuyên gia tư vấn, cùng người thân, bạn bè để tham khảo, để “định vị” mình bạn nhé.

Xem chi tiết bài viết tại đây nhé: https://loi-thoat-nao-khi-ban-luon-cam-thay-co-don