Bạn đang phải đối diện với cơn đau dạ dày, nó khiến cơ thể bạn vô cùng khó chịu bởi cảm giác đau quặn, nóng rát, buồn nôn. Các loại thuốc đau dạ dày phổ biến bác sĩ nào cũng khuyên bệnh nhân nên dùng dưới đây sẽ giúp bạn giải tỏa được nỗi lo này.


Khắc phục bệnh đau dạ dày bằng thuốc sao cho hiệu quả?


Đau dạ dày do viêm loét dạ dày chính là hậu quả của sự mất cân bằng giữa yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày (tăng tiết quá mức acid HCl, pepsine) và yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày (chất nhầy, prostaglandin).


Bên cạnh đó thì 1 nguyên nhân khác khá phổ biến là do có sự góp mặt của xoắn khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Hp tiết ra các chất làm tăng tiết acid, gây phá hủy niêm mạc dạ dày.


Với nguyên nhân cùng cơ chế bệnh sinh như vậy thì việc phối hợp sử dụng các thuốc trong chữa đau dạ dày do viêm loét thường nhằm mục đích: Tiêu diệt vi khuẩn Hp, giảm tiết acid, bao vết loét, làm vết loét nhanh liền.


Tiêu chí đánh giá thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả


Đánh giá thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trên thị trường hiện nay, có đến hàng nghìn nhãn hiệu thuốc chữa đau dạ dày cùng với nhiều cơ chế khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn Hp ngày một tăng nhanh, cho nên dẫn đến tỷ lệ thất bại khi điều trị theo các phác đồ thông thường rất cao.


Chính vì thế, tiêu chí đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ điều trị nói chung hay từng loại thuốc nói riêng cần phải căn cứ vào thời gian uống, loại kháng sinh đi kèm, tình trạng kháng thuốc, sự dung nạp như thế nào, tác động tương hỗ và hiệp đồng giữa các thuốc phối hợp trong phác đồ.


Điểm danh các loại thuốc đau dạ dày luôn được bác sĩ kê đầu tay


1.Thuốc kháng acid


Thường chứa magnesi và nhôm. Đây là nhóm thuốc giúp trung hòa acid HCl trong dịch vị, tăng pH dạ dày, nhằm thúc đẩy việc tái tạo niêm mạc dạ dày, giảm hoạt tính của pepsin. Ưu điểm của các loại thuốc này là chỉ tác dụng tại chỗ, ít gây tác dụng toàn thân, cắt cơn đau nhanh chóng nhưng chỉ hiệu quả trong thời gian sử dụng.


Thời gian tốt nhất để sử dụng thuốc kháng acid là sau mỗi bữa ăn 1-3h và trước khi đi ngủ, lưu ý là chỉ sử dụng tối đa 3-4 lần/ngày. Do tác dụng làm tăng pH dạ dày nên khi sử dụng nhóm thuốc này sẽ dẫn đến ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu các thuốc khác. Đối với trường hợp người bệnh phải uống nhiều loại thuốc khác, hãy uống cách nhau ít nhất 2 giờ.


2.Thuốc Histamin (kháng thụ thể H2)


Gồm các hoạt chất như Cimetidin, Famotidine, Ranitidine, … giúp tiết acid dịch vị, làm lành vết loét dạ dày hiệu quả. Thời gian lý tưởng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày bằng Histamin thường kéo dài từ 6-8 tuần, tùy theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân có vấn đề tim mạch, thận cần cân nhắc khi sử dụng loại thuốc này.



3.Thuốc ức chế bơm proton (PPI)


Khi nói đến các loại thuốc đau dạ dày thì không thể bỏ qua thuốc ức chế bơm proton. Gồm các thuốc như Omeprazole, Rabeprazole, Pantoprazole, Lansoprazole, Dexlansoprazole và Esomeprazole,… Đây là những thuốc được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng nhằm ức chế bài tiết acid dịch vị, làm tăng pH dạ dày, hạn chế sự phá hủy và còn giúp tăng sinh khả dụng của kháng sinh nên thường được kết hợp sử dụng với amoxicillin, tinidazol, clarithromycin, các thuốc nhóm quinolone…


4.Thuốc tạo màng bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày


Thường dùng nhất đó là Bismuth, Sucralfat… Những loại thuốc này có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, tăng kết dính với ổ loét, làm thành hàng rào ngăn cản acid, pepsin trong dịch vị. Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng đối với người suy thận, phụ nữ đang mang thai và cho con tu ti.


5.Thuốc kháng sinh


Thuốc kháng sinh hay được sử dụng trong diệt khuẩn Hp bao gồm Amoxicilline, Tinidazol, Metronidazol, Clarithromycin có tác dụng là tiêu diệt vi khuẩn Hp và ngăn ngừa viêm loét dạ dày. Loại thuốc này sẽ mang kết quả khả quan đối với trường hợp loét dạ dày do khuẩn Hp.


Ưu điểm của các loại thuốc đau dạ dày phổ biến trên là giảm nhanh triệu chứng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, khi lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ tiềm ẩn những nguy cơ như tác dụng phụ không mong muốn xảy ra. Chính vì vậy, bệnh nhân đau dạ dày cần hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng những thuốc điều trị trên.


Sử dụng tất thẩy các loại thuốc đau dạ dày trên nhưng bệnh tình vẫn cứ tái diễn, phải làm sao?


Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, nâng cao thể lực toàn diện đồng thời phòng ngừa và ngăn chặn bệnh tái phát thì các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên sử dụng cả Tây y và Đông y để điều trị. Quả thật đây là 1 hướng đi mới giúp bệnh nhân có niềm tin trong việc chữa bệnh triệt để.



Niềm tin dành cho mọi người đó là nghệ Micell Adiva chứa tinh chất Curcumin với kích thước siêu nhỏ 30nm nên giúp hấp thu vào cơ thể nhanh chóng. Bạn biết đó, từ xưa tới nay, nghệ vàng được y học cổ truyền sử dụng trong việc chống đau dạ dày, chống viêm loét...Hoạt chất chính tạo nên màu vàng và các tác dụng sinh học quý của nghệ đó là Curcumin. Tuy nhiên, lượng curcumin có trong củ nghệ có độ tan, độ hấp thu rất thấp, chỉ khoảng 2-3%. Chính vì vậy, khi nghệ Micell Adiva ra đời đã khắc phục được nhược điểm này mang đến giải pháp hỗ trợ chữa đau dạ dày cực kỳ hiệu quả.


Nghệ Micell Adiva là giải pháp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân đau dạ dày được mọi người tin dùng bởi tính hiệu quả mà sản phẩm mang lại. Chính vì thế, nếu đã tìm mọi cách mà bệnh vẫn không trị được dứt diểm thì hãy thử ngay nghệ Micell Adiva để cảm nhận sự hỗ trợ điều trị tuyệt vời của nó đối với bệnh nhân đau dạ dày như thế nào.