Mãi khi về làm dâu tôi mới biết nhà anh có 3 thế hệ là nhà giáo. Ông nội anh là ông giáo làng trước cách mạng, gia đình tri thức địa chủ và giác ngộ cách mạng. Ông nội anh, ba anh tập kết ra bắc rồi đi dạy học. Ba anh không "gõ đầu trẻ" mà gõ đầu người lớn :Drooling:, dạy những người lớn đi học để nâng cao trình độ. Anh được đào tạo bài bản hơn và khi ra trường anh chọn nghề đứng trên bục giảng.


Khi tôi về làm dâu nhà anh chào hỏi thưa gửi giao tiếp là rào cản lớn với tôi vốn là người mới mà trong gia đình tôi lại không chú trọng dạy tôi. Tôi liên tiếp nhận được "thư góp ý" từ má chồng do anh chuyển đến - Hôm nay em đi làm quên chào má, quên thưa ba, về là em lên gác ngay... Tôi nói nhà anh khó quá, em chào rồi, em nói má con đi. Anh nói không được, nhà anh cha mẹ con cái ngôn từ với nhau phải đúng mực và có thưa gửi. Mãi rồi tôi cũng quen nếp nhà, thưa gửi chào hỏi như câu nói thông thường và không còn gượng ép. Cũng như cám ơn và xin lỗi mỗi khi được giúp đỡ và phạm lỗi lầm.


Rồi tôi sanh cháu, chẳng biết từ khi nào tôi cũng đã truyền đến các con văn ngôn giao tiếp trong gia đình mà má chồng tôi gìn giữ. Có lẽ vì vậy, các con tôi trong cộng đồng luôn nhận được tình cảm yêu mến của bạn bè. Chúng thưa gửi chào hỏi như thủ tục bắt buộc khi đến và đi.


Cuộc sông luôn tất bậc, vợ chồng con cái nhiều lúc mỗi người một máy tính nhưng tổng kết lại trong ngày là đã có "chào nhau" rồi :Smiling: Trên gác xuống mới ngủ dậy nhìn thấy mẹ là "chào mẹ", đi học thưa mẹ, về chào mẹ...


Tôi thật sự cám ơn về điều đó khi về làm dâu nhà giáo.


20/11/2010