Dù không cùng máu mủ, dù chỉ gắn bó với nhau có vài năm nhưng hai cậu bé trong trại mồ côi vẫn giữ lời hứa ‘bên nhau’ cho đến cùng. Nhìn các em, ai nấy đều rưng rưng xúc động.

Josh (2 tuổi) và Liam (5 tuổi) bị bố mẹ ruột bỏ rơi khi còn nhỏ, cùng lớn lên tại một cô nhi viện ở tỉnh Sơn Đông (TQ) nên hai em thân như ruột thịt. Liam bị bệnh mắt bẩm sinh nên mắt em gần như bị mù, không thể đọc được bình thường. Lúc ấy, “em trai” Josh sẽ đọc cho anh nghe.

Một đêm nọ, khi hai đứa trẻ 9 và 11 tuổi trò chuyện với nhau, hai em đã hứa hẹn với nhau rằng, “Nếu một người được nhận nuôi trước thì phải nhớ tìm cách giúp người còn lại ở trẻ mồ côi cũng được nhận nuôi.” Sau đó, Josh được nhận nuôi trước và được đưa đến Mỹ, họ đã mất liên lạc khoảng 4 năm tiếp theo.

hình ảnh

(Ảnh: kknews.cc)

Vốn chưa bao giờ quên lời hứa, nên dù gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp, nhưng miễn là có cơ hội, Josh luôn theo gia đình người Mỹ đến tham gia các buổi họp mặt cộng đồng và các hoạt động tình nguyện .

Ở đó, Josh luôn cố gắng sử dụng vốn tiếng Anh ít ỏi để kể về anh Liam và hy vọng rằng các gia đình sẽ có ý muốn nhận nuôi anh trai. “Anh ấy rất thông minh, anh ấy biết tất cả mọi thứ, anh ấy rất tuyệt”.

Một ngày nọ vào năm 2015, khi đến thăm nhà của một giáo sư, nhờ sự giúp đỡ của một người mẹ người Hoa, cậu bé đã dũng cảm giới thiệu anh Liam với giáo sư Kristin Thurlby ngay trong lần gặp đầu tiên.

 “Anh ấy là người giỏi nhất. Mặc dù đôi mắt của anh ấy không nhìn thấy được, nhưng anh ấy biết làm mọi thứ.”, cậu bé hào hứng chia sẻ. Nghe kể, cô Kristin rất thích sự vui vẻ và lạc quan của Josh, và cảm thấy “đột nhiên rất xúc động”. Tối hôm đó, Kristin viết thư cho chồng, ngỏ ý muốn được nhận nuôi Liam.

hình ảnh

Hai anh em gặp lại nhau ở Mỹ (Ảnh: kknews.cc)

Vậy là sau nhiều vòng xét duyệt, vào tháng 1 năm 2016, cô Kristina và con gái Carolyn đã bay đến TQ để đón Liam về nhà của họ ở Kansas. Cô Kristina nói rằng ở nhà cũng có “em trai” Josh đang đợi anh Liam.

“Khi nhìn thấy anh trai mình, cậu bé đã rất vui mừng nhảy lên ôm lấy anh”. Cho đến khi đó, Liam mới nhận ra rằng chính nhờ sự giúp đỡ của “em trai” đã mang đến cho mình cơ hội tới Mỹ. “Em thực sự rất biết ơn Josh”. Sau 3 năm rưỡi sống ở Mỹ, Liam vẫn rất xúc động khi nhắc đến “em trai” lúc được phỏng vấn.  Liam nói, “thì ra có gia đình lại hạnh phúc như vậy!”

Giờ đây, hai đứa trẻ đã có cuộc sống mới, gia đình mới và tình yêu mới, nhưng lời hứa năm nào vẫn vẹn nguyên và tuyệt đẹp như vậy. Đôi lúc, người lớn sẽ cảm thấy xấu hổ vì bản thân chẳng được như hai em, không đủ bao dung, không đủ kiên nhẫn, không đủ dũng cảm để giữ trọn lời thề năm xưa.

Vậy mà các em, tuy tuổi đời còn nhỏ nhưng đã biết nương tựa vào nhau để cùng gắng gượng qua những tháng ngày khốn khó.

hình ảnh

Gia đình mới của Liam (Ảnh: kknews.cc)

Thương Liam bé bỏng tội nghiệp, đã bị mẹ cha bỏ rơi còn gặp phải căn bệnh mù bẩm sinh. Em sống trong bóng tối cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Vậy nên, những đứa trẻ khác đã được nhận nuôi nhờ khỏe mạnh, còn em phải đến năm 14 tuổi mới biết một mái nhà nghĩa là gì, mới xót xa bật lên câu nói đầy xúc động “Thì ra có gia đình lại hạnh phúc như vậy!”

Thương Liam bao nhiêu càng nể Josh bấy nhiêu, em khẳng khái, chính trực, rất xứng đáng là một người đàn ông có nhân cách vàng dù tuổi đời còn rất nhỏ. Em không quên nguồn cội, em không quên người anh trai kết nghĩa cùng lời thề - vốn dĩ có thể dùng gió để thổi bay.

Với Johs, hành trình hòa nhập vào môi trường mới, đất nước mới, mẹ cha mới đã khó khăn gấp bội lần. Vậy mà em vẫn không quên ‘nhiệm vụ’, đi đâu cũng giới thiệu mình có một ‘anh trai’ cần nhận nuôi. Hành trình ấy đâu phải ngày một ngày hai mà đã kéo dài qua nhiều năm tháng.

hình ảnh

Liam đã hòa nhập được với cộng đồng (Ảnh: kknews.cc)

May mắn là sau tất cả, hạnh phúc đã mỉm cười với hai em. Giờ đây mong các em sẽ trưởng thành trong bình yên và tiếp tục yêu thương nhau mãi mãi. Cảm ơn các em, vì đã sống đầy nghĩa khí và nhân hậu theo cách rất tuyệt vời.

 Nguồn tham khảo: Trithucvn. net/ Kknews.cc