Youtuber Thơ Nguyễn trở thành đề tài khiến dư luận chỉ trích sau clip cho búp bê uống nước ngọt để xin vía học giỏi cho những khán giả nhí. 

Thơ Nguyễn là cái tên không còn quá mới mẻ với nhiều người, trước đây cô nàng từng bị làn sóng chỉ trích và tẩy chay vì làm clip phản cảm cho đối tượng trẻ em. Bẵng đi thời gian, mới đây youtuber này lại dính “phốt” khi đăng tải đoạn clip cho búp bê uống nước ngọt và xin vía để trẻ em học giỏi. Nhiều người lên tiếng chỉ trích vì cho rằng Thơ Nguyễn đang ngầm tuyên truyền cho việc “nuôi” Kumanthong (một loại búp bê có nguồn gốc Thái Lan, được nuôi như con người). 

Vụ youtuber dạy trẻ xin vía học giỏi: Đổ xô chăm 'búp bê ma' cầu tài lộc, có người đã bị tâm thần

Nữ youtuber cũng lên tiếng giải thích khi bị chỉ trích và chia sẻ bảng điểm thời Đại học của mình vì khẳng định khi ấy học rất giỏi. Ngặt nỗi, cộng đồng mạng lại một phen xôn xao khi “soi” bảng điểm đại học của Thơ Nguyễn lại không hề giỏi giang như cô nàng từng khoe. 

hình ảnh

hình ảnh

Bảng điểm của Thơ Nguyễn hồi Đại học không đạt điểm cao như đã khoe. (Ảnh Internet)

Tốt nghiệp Cử nhân Luật Quốc tế tại trường Đại học Luật TP.HCM, điểm trung bình bốn năm của cô nàng chỉ ở mức khá, trong đó tổng kết 7.46 (trên thang điểm 10.0) và 2.86 (trên thang điểm 4.0). Nhiều môn Thơ Nguyễn chỉ nhận điểm C và D (mức điểm được coi Trung bình - Khá thời đại học). Thậm chí, một số môn điểm còn khá thấp như: Luật hình sự phần các tội phạm (điểm 6.0), Giáo dục thể chất học phần 5 (điểm 5.0), Pháp luật và thương mại hóa dịch vụ (điểm 6.5)...

Rõ ràng “chẳng đánh mà khai”, việc Thơ Nguyễn khoe bảng điểm thời Đại học tưởng chừng cứu vãn được lùm xùm lần này nhưng hóa ra càng khiến dư luận thêm “no bụng” vì cười và vẫn không quên chỉ trích gay gắt, thậm chí đòi tẩy chay và mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc vì đối tượng khán giả là trẻ em, rất dễ bị ảnh hưởng tiêu cực. 

hình ảnh

Nữ youtuber ôm búp bê xin cộng đồng mạng tha lỗi. (Ảnh Internet)

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ đã gay gắt và thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ cá nhân sau khi thử xem loạt clip của Thơ Nguyễn vốn được sản xuất cho trẻ em. Xin được trích ra ở đây để mọi người cùng tham khảo và bàn luận:

“Hôm nay báo chí đưa rầm rộ về “nàng Thơ ku -ma-thon”, tôi cũng tò mò xem một lô một lốc clip của cô ấy “dạy trẻ”

Nói thật, tôi là người lớn rồi, tôi xem còn thấy dội ra, chứ nói gì đến tâm hồn non nớt của con trẻ?

Giọng xoe xoé, giấm thêm chanh khuyến mãi thêm chút “sản phẩm” của mèo, nói hài hước thì cù nách cả ngày không cười nổi; khóc mếu kiểu đười thị ươi ngày đầu mới học làm xiếc, thế mà “nàng Thơ” nghiễm nhiên thành “lổi tiếng”

“Nàng thơ” dạy con trẻ đủ điều, từ việc gọi điện cho 113 nói là “có hai đứa đang oánh nhau để giành em mà đứa cá sấu đang thắng, hãy đến cứu em;

đến việc đóng cửa phòng đun sôi lon nước ngọt; đến việc “khôn lanh đủ kiểu” rồi “lươn” đủ trò

Giờ thì đến xin “ngải Thái” vía học giỏi, cho “ngải” uống nước ngọt rất...liêu trai cua mề,

… Các con trong sáng thế kia,... giờ lên mạng gặp phải “nàng thơ” này thì ta nói, xui gì mà xui từ lúc lọt lòng thế chứ!

Mà công nhận mấy nhãn hàng gu cũng mặn thật: thế kia mà mà cũng mời quảng bá cho được, hay là “ngưu tầm ngưu mã tầm mã”?

Tôi thì: Đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc vụ này vì một môi trường không gian mạng sạch sẽ cho đời sống tâm hồn con trẻ không bị nhuốm bẩn.

Tôi thì: Chính thức tẩy chay những nhãn hàng nào mời nhân vật ấy tham gia”. 

hình ảnh

Chia sẻ thẳng thắn của nhà báo Hoàng Nguyên Vũ. (Ảnh chụp màn hình)

hình ảnh

(Ảnh Internet)

Chia sẻ của nhà báo Hoàng Nguyên Vũ cũng ít nhiều liệt kê ra nội dung vô bổ, nhảm nhí và có phần gây hại cho trẻ em từ kênh của Thơ Nguyễn vẫn nhan nhản xuất hiện đều đặn trên mạng. Câu chuyện về nội dung của nữ youtuber này tạo ra dành cho trẻ em vốn bị chỉ trích, trở thành đề tài gây tranh cãi từ lâu. Vấn đề chỉ là dư luận có quyết liệt làm tới cùng để không còn những nội dung vô bổ, thậm chí tiêu cực, gây hại cho trẻ con hay không.

Thời gian vừa qua, có nhiều vụ việc đau lòng khi trẻ em xem clip trên mạng và học theo dẫn đến hệ lụy như thiệt mạng. Sờ sờ ra đấy nhưng những tiếng nói đơn lẻ không đủ sức để “đánh” nội dung tiêu cực đang được trẻ em say sưa xem, trớ trêu vậy đấy!