Người phụ nữ cải trang thành nam giới để tìm việc nuôi con. Khi mang thai tháng thứ 6, bà chẳng may thành góa phụ nhưng gạt mất mát để sống vì con. 

hình ảnhPhụ nữ tưởng chừng yếu đuối mảnh mai nhưng thực ra bên trong đều tồn tại sức mạnh đáng nể. Đó là từ tình thương yêu, lòng hy sinh nên giúp họ có thể làm mọi chuyện vì người thương yêu. Trường hợp người mẹ giả làm nam giới để tìm việc nuôi con là ví dụ điển hình cho nhận định trên. 

Cách đây hơn 40 năm, bà Sisa Abu Daooh tại Ai Cập mang thai đứa con đầu lòng ở tháng thứ 6 thì nghe tin chồng qua đời đột ngột. Trong lúc bầu bì, nghe tin mất chồng thử hỏi có mấy ai đủ can trường, mạnh mẽ để không suy sụp? Nhưng nếu cứ buồn bã thì sẽ ảnh hưởng đến con và chính mình, thế là bà Abu Daooh đã chọn mạnh mẽ để bước tiếp. 

Bà không tái hôn mà ở vậy nuôi con. Thời đó, phụ nữ tìm việc làm khá khó khăn nên bà Abu Daooh quyết định cạo đầu, ăn mặc như nam giới để tìm cơ hội việc làm. Gia đình từng rất tức giận và phản đối nhưng với trái tim của người mẹ nên bà abu Daooh quyết gạt bỏ ngoài tai. Lúc này, bà còn chần chừ là con đói khổ, gào khóc trong khi người khác cũng chẳng giúp đỡ gì nhiều. 

hình ảnh

(Ảnh: Daily mail)

Thế là một người mẹ vừa sinh nở, thân ốm yếu nhưng cải trang thành đàn ông và làm việc của một thợ xây. Vất vả chứ, mệt nhọc chứ nhưng bà chấp nhận và vượt qua nhờ vào tình yêu thương con. Lúc này, bà thay thế luôn cả vị trí trụ cột của chồng. Đôi vai tưởng chừng yếu đuối lại trở nên can trường, gánh cả gia đình đáng nể. 

Sau này, khi tuổi ngày càng cao, bà Abu Daooh không làm thợ xây mà làm người đánh giày để mưu sinh, trang trải cuộc sống. 

"Khi một người phụ nữ đi xin việc, việc đó rất khó khăn, vậy nên tôi đã làm mọi điều để nuôi con. Tôi không biết đọc, không biết viết vì không được đi học nên đó là cách duy nhất để tôi có thể kiếm được tiền", bà Abu Daooh chia sẻ.

Có thể bà không tài giỏi như những người phụ nữ công sở, không được ăn học đàng hoàng và lo con từng cọng tóc miếng ăn nhưng bà Abu Daooh lại có sức mạnh phi thường. Hàng chục năm sống trong lốt đàn ông, dĩ nhiên bà phải trải qua nhiều bất tiện nhưng khó khăn chẳng hề gì khi nhìn thấy con được đủ đầy. Trái tim của người mẹ, dù giàu hay nghèo, dù tài giỏi hay mù chữ, hóa ra cũng như nhau: đều yêu thương con cái.

hình ảnh

Sau này, bà Abu Daooh cũng định quay lại giới tính thật của mình khi con gái kết hôn. Tuy nhiên, sau này khi con rể mắc bệnh nặng không thể lao động, bà lại “gánh” cho cả nhà con gái. Tưởng chừng có thể vui vẻ tận hưởng tuổi già nhưng tấm lòng yêu thương con khiến bà không thể ngó lơ thấy con gái đang khốn đốn. Người mẹ cải trang thành nam để làm việc, tiếp tục phụ con gái. Thương các con, bà lại tiếp tục làm việc dưới danh nghĩa một người đàn ông. 

Cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra. Hàng chục năm sau, mọi người biết chuyện bà Abu Daooh giả làm đàn ông để xin việc nhưng ai nấy cũng tạo điều kiện để bà tiếp tục làm, đồng thời bày tỏ lòng ngưỡng mộ. 

Thậm chí, sau này khi biết chuyện người mẹ giả làm nam giới để làm việc nuôi con, từ chính quyền địa phương đến Tổng thống Ai Cập đã gửi bằng khen như khích lệ hành động quá cao cả của người mẹ này. 

Quả thật, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, ý nói trong cảnh khốn cùng thì phụ nữ cũng không hề thua kém bất kì ai. Bình thường, có thể họ yếu đuối, thạo việc trong nhà nhưng nếu hoàn cảnh bắt buộc thì lại rất can trường, mạnh mẽ. Người mẹ đã sống vì con ngay từ khi con trong bụng, cho đến khi gả chồng vẫn còn nặng lòng. 

Nghe chuyện, có thể cảm phục tình yêu thương của người mẹ nhưng lại có chút trách người con đã để mẹ khổ cực, nặng lòng. Một thân một mình, bà Abu Daooh làm mẹ đơn thân nuôi con nhưng khi về già cũng phải bận lòng lo nghĩ. “Cá chuối đắm đuối vì con”, lời các cụ vẫn rất thấm thía.

Nguồn tham khảo: Daily mail