Khi siêu dự án Lọc hóa dầu được xây dựng, hầu hết người dân ở xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) phải chuyển đến vùng đất mới. Nhiều gia đình bỗng nhiên giàu sụ, trở thành tỉ phú, triệu phú trong nháy mắt. Nhưng rồi niềm vui ngắn chẳng tày gang, cư dân làng “triệu phú” đang "run rẩy" trước vẻ ngoài hào nhoáng của mình.

Dự án về, gia đình ông Lê Ánh Hồng, đã phải từ bỏ quê hương, mồ mả ông cha và hơn 1 mẫu ruộng và đất thổ cư. Đổi lại gia đình ông được nhà nước đền bù được gần 2 tỷ đồng. Sau khi chuyển lên vùng đất tái định cư, gia đình đã bỏ ra hơn 1 tỷ đồng để cất một ngôi nhà 2 tầng khang trang lộng lẫy.

hình ảnh

Khu TĐC Nguyên Bình huyện Tĩnh Gia chỉ hào nhoáng vẻ bên ngoài (Ảnh: Dân Trí)

Cũng theo ông Hồng thì gia đình ông là một trong những hộ tiên phong lên vùng đất mới để sinh sống, rồi lần lượt 179 hộ dân trong thôn cũng chuyển lên định cư để nhường đất cho dự án trọng điểm.  Và một chiến dịch “đua nhau” xây nhà mọc lên ầm ầm, ở khu tái định cư này, hiếm thấy có một ngôi nhà cấp 4 nào, chí ít cũng nhà mái bằng, còn đại trà là nhà 2, 3 tầng và biệt thự.

Không chỉ xây nhà, nhiều gia đình còn thi nhau mua tivi, xe máy, tủ lạnh toàn đồ “xịn”, thậm chí có nhà còn sắm cả ô tô con chạy vi vu. Chỉ trong một thời gian ngắn (từ năm 2010 đến nay), khu tái định ciw Nguyên Bình nhìn chẳng khác nào một đô thị đang trên đà phát triển.

Ông Lê Quang Sáng, thôn Trung Yến cho biết, khi chuyển lên gia đình ông đã phải nhường lại 3 sao ruộng quanh năm xanh mướt lúa, lạc, khoai. Với số vốn khoảng 1 tỷ đồng tiền đền bù, lại có 2 con nhỏ đang còn ăn học nên vợ chồng ông chỉ dám xây cho mình một ngôi nhà bằng với tổng số tiềng khoảng 500 triệu đồng, số còn lại sắm sửa đồ đạc giản đơn và gửi ngân hàng để phòng lúc ốm đau hoạn nạn.

Theo ông Sáng thị ở vùng tái định cư này có khoảng 50% hộ dân xây xong nhà là hết tiền, bởi nhà nhiều được đền bù dăm bảy tỷ, nhưng lại đông con, nhà ít thì được vài trăm triệu, nhưng nhà nào cũng muốn xây nhà cho thật oách, thật to.

hình ảnhÔng Sáng lo lắng về nơi ở mới không công ăn việc làm (Ảnh: Dân Trí)

“Viễn cảnh tái nghèo ở vùng đất này tôi thấy không còn xa nữa đâu” – ông Sáng lo lắng. Bán dần đồ đạc để chạy ăn Lúc mới lên thì thi nhau xây nhà, sắm sang nhà cửa thật hào nhoáng. Nhưng rồi “miệng ăn núi lở”, rất nhiều người dân đang đứng trước viễn cảnh tái nghèo, đói khi mà việc làm chẳng có, tiền cũng chẳng kiếm ra, họ đang phải sống bằng những đồng lại ít ỏi tử tiền đến bù gửi ngân hàng.

Thậm chí, có nhiều nhà khi mới chuyển lên vùng tái định cư đã trót xây nhà, mua sắm hết nên giờ đành phải bán dần tải sản trong nhà để tiêu. Ông Hà Văn K. buồn rầu cho biết, rất nhiều hộ nơi đây đã phải bán bàn ghế, xe máy, kệ tủ… để lấy tiền sinh sống. 

“Khi mới lên đây, ngày Tết nhà nào cũng sắm mai, đào rất to, nhạc đinh tai nhức óc, nhưng khoảng 2 năm trở lại đây chẳng còn nhà nào dám chơi sang như thế nữa. Nhà đứa cháu tôi lúc lên đây cũng oai oách, sắm sang chẳng thiếu thứ gì, rồi 5 khẩu trong độ ăn việc làm không có, mới sau Tết vừa rồi được ít hôm vợ chồng nó phải bán nốt bộ bàn ghế để lấy tiền nuôi miệng” – ông K. nói.

hình ảnh

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Thật ra, đây không phải là một câu chuyện mới, bởi trước đó từng có rất nhiều bài học nhãn tiền đã diễn ra ở nhiều địa phương. Vậy mà chẳng hiểu sao, cư dân vùng này lại không tự rút kinh nghiệm. Ai đời được bồi thường 1 tỷ lại rút hết 500 triệu để xây nhà. Tiêu xài như thế này, không sớm thì muộn cũng trở thành phá sản.

Ngẫm mà chua chát cho người nông dân, đang tự hào là tỷ phú, nay bỗng hóa trắng tay và nếu không khôn khéo, họ sẽ rơi vào cảnh nợ ngập đầu. Sợ nhất là khi về già, khi chẳng còn sức lao động, nhìn ngắm mọi thứ xung quanh, một đồng xu cắc bạc cũng không còn để phòng thân. Lỡ ốm đau bệnh tật, lỡ gặp chuyện không thì nhà cao hay tivi đẹp, liệu có giải quyết nổi?

Cứ mãi thế này, người nông dân sẽ rơi vào cảnh túng quẫn lặp lại. Đời mẹ cha khó khăn, ảnh hưởng tới đời con nheo nhóc. Câu chuyện ấy, không mới không cũ, nhưng vẫn là bài học mà chúng ta cần ngẫm lại để rút ra.

Giá như năm ấy, họ biết dùng tiền lớn để dự dữ, để làm ăn, biết tái tạo nguồn sinh thái, biết xoay vòng vốn thì hôm nay đâu đến nỗi phải chảy nước mắt vì lo lắng cho tương lai. Rõ ràng, lòng tham của con người là cái túi không đáy.

hình ảnh

Người người, nhà nhà đua nhau xây nhà to, mua nội thất sang chảnh suy cho cùng để phục vụ thói vinh hoa và hư ảo. Họ có lòng đố kỵ, muốn bằng bạn bằng bè, thậm chí phải là người chơi nổi nhất, để rồi cái giá phải trả đau đớn chừng nào.

Sau cùng, dẫu biết nông dân là tầng lớp lao động vất vả nhưng càng như vậy, họ càng phải cẩn trọng hơn bao giờ hết! Và xã hội, không thể suốt ngày giải cứu cho nông dân, ngư dân, bởi đã đến lúc, họ cần thông minh hơn trong việc làm ăn của mình.

Nguồn tham khảo: Dân Trí