Xã hội bây giờ đã hoàn toàn khác xưa. Cái thời 'trẻ cậy cha, già cậy con' dường như đã qua rồi. Sau bao nhiêu những bài học đắt giá vì quan điểm đó, con người thời đại mới dường như đã rút ra kinh nghiệm cho chính mình.

Chúng ta không thể trở thành những người già như cách mà bố mẹ chúng ta đã làm được nữa. Bởi vì theo sự phát triển của xã hội, chắc chắn con cái chúng ta chẳng thể là nào bỏ công việc, chăm băm bố mẹ từng bữa cơm giấc ngủ được nữa đâu.

Thời đại bây giờ là thời đại của những người già tự lập, những người già hạnh phúc chứ không phải là những người già phụ thuộc. Vậy làm sao để trở thành những người già hạnh phúc và đầy khí chất, luôn khiến con cháu phải kính trọng thay vì cảm thấy mệt mỏi vì chúng ta cứ dựa dẫm vào chúng.

Nếu bạn đã đến tuổi về hưu, hãy tham khảo ngay 5 nguyên tắc vàng trong cuộc sống này, bạn sẽ thấy nó đúng đến mức như mở ra cho bạn một cuộc sống mới tự do và hạnh phúc. Cụ thể, đó là những gì:

hình ảnh

Khi về già cần nhất là thảnh thơi, giữ sức khỏe, ảnh: DSD

Thứ nhất: Có thể ở gần con nhưng tuyệt đối không ở cùng con (khi chúng ta vẫn còn đủ sức khỏe để tự lo được cho mình)

Ngày xưa  thường ba bốn thế hệ sống chung một nhà. Ngày nay, cha mẹ già sống với con cháu dường như không mấy khi hạnh phúc. Nếp sống, nếp quan điểm của con người đã thay đổi theo từng thời kỳ dẫn đến thường xuyên mâu thuẫn giữa các thế hệ ngày càng sâu sắc, nhất là sự bất hoà giữa cha mẹ già và các nàng dâu, chàng rể.

Ở cùng nhau để rồi “tranh cãi” dẫn đến sự bất hoà, thay vào đó ở cùng nhau thì cha mẹ già và con cái nên thu xếp để được ở gần nhà nhau. Con cái tiện về thăm, chăm sóc lúc đau ốm, cần thiết, trong khi cha mẹ vẫn có thể dễ dàng qua chơi với con cháu cho đỡ nhớ nhung.

Thứ hai: Không trông cháu, chỉ thăm nom khi các con bận rộn

Dù cảm thấy được hạnh phúc khi được lên chức ông/bà, tuy nhiên, không nên lãnh trách nhiệm giữ cháu vì mọi chuyện có thể diễn biến theo chiều hướng xấu đi.

Sự bất đồng quan điểm về việc nuôi dạy con cháu giữa ông bà và cha mẹ là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra ông bà già, sức khỏe yếu dần không thể giữ những đứa cháu hiếu động và nghịch ngợm.

Do vậy, cha mẹ nên tự thu xếp việc chăm sóc dạy dỗ con cái do mình sinh ra.

hình ảnh

Đừng quá ôm đồm mọi việc, hãy để cho các con có cơ hội trưởng thành, ảnh: DSD

Thứ ba: Không từ chối nhận tiền từ con

Nhiều người lớn tuổi Việt Nam hiện nay không có thu nhập khi về già, của cải, tài sản đều dành hết cho việc nuôi dạy, tạo lập gia đình cho con cái. Do đó khi về già sống cần phụ thuộc tài chính vào con cái.

Nhưng có nhiều trường hợp các ông bà ngại nhận tiền phụ cấp từ con cháu, không muốn mình trờ thành gánh nặng cho các con hoặc sợ gia đình người con xảy ra mâu thuẩn về tiền bạc.

Cha mẹ đã dành cả tuổi trẻ để làm lụng vất vả kiếm tiền nuôi con ăn học. Giờ ở tuổi già, con cái phụng dưỡng cha mẹ là chuyện đương nhiên. Các ông bà không nên từ chối.

Thứ tư: Không can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của các con khi các con đến tuổi trưởng thành hoặc đã có gia đình riêng

Đây là sai lầm mà rất nhiều người mắc phải. Kết quả là không được tác dụng gì mà chỉ khiến chúng ta thêm mệt mỏi, lao tâm khổ tứ, thậm chí khiến các con tránh mặt bố mẹ, mối quan hệ trở nên bất hòa.

Khi các con đã trưởng thành, mỗi người sẽ có một cách sống riêng và có chí hướng riêng, không ai giống ai. Cũng không ai trên đời là hoàn hảo cả. Tuy nhiên, vì mang tâm lý của các bậc cha mẹ, chúng ta luôn muốn lo lắng cho con, thấy con sai hay con làm chưa đúng là cố gắng can thiệp ép con phải thay đổi.

Dù có thể những điều bố mẹ nói là đúng nhưng các con đã trưởng thành cũng cần tự có trải nghiệm cho bản thân. Chính từ những cái sai đó mà con mới nên người được nên hãy cứ để cho con được trải nghiệm.

Mọi can thiệp chỉ nên dừng ở mức khuyên bảo, không nên ép buộc gây mâu thuẫn gia đình.

hình ảnh

Tập trung vào cuộc sống của chính mình thay vì cứ suốt ngày lo lắng cho con, ảnh: DSD

Thứ năm: Không “kể tội” đứa con này với đứa con kia, hạn chế so sánh các con với nhau gây mâu thuẫn gia đình

Khi về già tính con người hay tủi và giận hờn nên thường dể buồn lòng con cái nhưng ngại nói trực tiếp vì sợ con buồn, con giận. Mà giữ trong lòng thì ấm ức không chịu nổi. Thường thì các cha mẹ hay đem nỗi bực mình về đứa con này “méc” cho đứa con khác để giải toả.

Việc này sẽ dẫn đến những đứa con vì xót thương cha mẹ sẽ “kết tội” lẫn nhau, rồi sinh ra giận hờn, buồn bực. Cha mẹ thấy con cái giận hờn, cãi vả, thì lại càng buồn hơn.

Thay vì vậy, cha mẹ cứ nói thẳng với con mỗi lúc không hài lòng để con cái có cơ hội giải thích hoặc sửa sai. Còn những đứa con, nếu nghe cha mẹ phàn nàn về anh chị em của mình, hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để cùng giải quyết.