Hương vị mùa xuân phải chăng bắt đầu từ cái rét lạnh buốt giá của mùa đông miền bắc, rồi phai nhạt thành cái rét ngọt trong mưa phùn của mùa xuân. Lúc ấy, khắp đất trời phủ một màn sương mù nhè nhẹ, chồi non xanh biếc, phố phường tấp nập hơn, người người muốn nhanh chóng trở về về sum vầy cùng gia đình trong mâm cơm tất niên chiều 30 tết, hoa đào, hoa mai và các loại hoa khác đua nhau khoe sắc báo hiệu một mùa xuân mới đã về.

Không giống như người lớn, tết trong mắt trẻ thơ rất đơn giản. Tết là dịp để các con được nghỉ học, được thỏa thích vui chơi mà không phải học bài, Tết được bố mẹ mua quần áo mới, xúng xính trong bộ áo dài đi chúc tết ông bà, họ hàng, được nhận tiền mừng tuổi, và được tham gia các trải nghiệm mới như đi chợ tết, bầy mâm ngũ quả, gói bánh trưng… Mỗi bé có một suy nghĩ về Tết khác nhau, nhưng tựu chung lại những lý do ấy rất đáng yêu và ngộ nghĩnh.

Trời se se lạnh là thế là thế, gió heo may hanh khô là thế, vất vả là thế… nhưng ai cũng háo hức, cũng một tấm lòng quay về quê mẹ... Tết đó mà..

Và mấy hôm nay không khí tết như rộn ràng hơn, xuân len lỏi khắp phố phường vào tận từng nóc nhà, xuân tấp nập, các con đường trang hoàng đẹp hơn, phiên chợ như đông hơn, nhiều mặt hàng được bày bán hơn. Hai bé của mẹ cứ líu lo hát

“Sắp đến tết rồi đến trường rất vui sắp đến tết rồi về nhà rất vui

Mẹ đang may áo mới nhé ai cũng vui mừng ghê

Mùa xuân này em đã lớn biết đi thăm ông bà...” Mẹ cũng háo hức đón một mùa xuân mới như các con của mẹ.

Tết đến xuân về từ trong ánh mắt háo hức và nụ cười của các con, từ trong những bài hát mà con được các cô giáo dạy. Tết là từ những ngày con bắt đầu được nghỉ học, nhưng con sẽ được trải nghiệm những điều mới mẻ mà ngày thường không thể có được. Mẹ muốn giữ cho con một cái tết cổ truyền thật đầm ấm, sum vầy, muốn cho các con thấy Tết thật thiêng liêng, Tết là khởi đầu cho một mùa xuân mới.

Năm nào cũng vậy, dù có bận rộn đến đâu ba mẹ cũng thu xếp thời gian để cùng nắm chặt tay con đi phiên chợ những ngày cuối năm. Phiên chợ cuối năm dường như rất đặc biệt, đông đúc và rực rỡ muôn sắc màu từ hoa đào, hoa mai, từ những chậu quất và ba mẹ sẽ cùng con chọn một cành đào đẹp nhất về cắm, đào mai tượng trưng cho mùa xuân. Các con sẽ được cùng ba mẹ chọn mua từng tờ lá rong, từng thanh lứa để về chuẩn bị gói bánh và mua sắm các đồ vật về trang trí nhà. Thấy các con háo hức lòng mẹ vui phơi phới.

Rồi cả nhà mình cùng về quê ăn tết với ông bà, các bé chỉ mong đến ngày 28 tết để được ngồi xem ông và bố gói bánh, bánh chưng vuông tượng trưng cho đất mà bé đã được mẹ kể cho nghe về sự tích bánh trưng. Ngày thường đôi khi bé vẫn được ăn bánh nhưng các bé vẫn thích ông và bố gói cho mỗi anh em một chiếc bánh nhỏ để khi luộc bánh sẽ chín trước và được ăn trước. Ngồi xem ông gói bánh mà các con thích được giúp ông lấy lá bánh, đong gạo và cả dây nạt nữa. Gói bánh xong cả nhà lại quây quần bên nồi bánh luộc thấy tết sao mà vui quá. Ngày gói bánh thật là vui vì bé có thêm trải nghiệm mới, kiến thức mới.

Ngày 30 Tết bé nào cũng háo hức, bé giúp mẹ bầy biện mâm ngũ quả, sửa soạn những bộ quần áo đẹp nhất để ngày mai thôi, ngày mùng 1, ngày đầu tiên của năm mới bé sẽ được bố mẹ dắt đi chúc tết ông bà họ hàng, bé được ăn bánh kẹo thoả thích và đặc biệt hơn là được nhận được những bao lì xì đáng yêu. Và háo hức khoe với nhau xem ai nhận được nhiều tiền mừng tuổi hơn.

Và Tết cổ truyền trong mắt trẻ thơ có biết bao điều mới mẻ đáng yêu. Là niềm vui được bố mẹ cho đi xin lộc đầu xuân một nét đẹp văn hoá của nhân dân ta, đi lễ chùa ngày đầu năm cầu mong cho một năm sức khoẻ, vạn sự bình an đối với cả gia đình.

hình ảnh