Trẻ biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ em và là nỗi khổ của cha mẹ. Khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn có khi rất dễ, nhưng cũng có khi rất khó, đòi hỏi cả gia đình, nhà trường và bác sĩ cùng phối hợp góp sức. Bài viết dưới đây đề cập đến những nguyên nhân thường gặp nhất và hướng xử trí khi trẻ biếng ăn.



1. Trẻ biếng ăn do tâm lý:


Là nguyên nhân thường gặp, do cha mẹ không hiểu tâm lý trẻ. Có thể do


- Trẻ có cảm giác bị bỏ rơi: mẹ để trẻ cho người khác chăm sóc, cho ăn.


- Khi bé chỉ thích bú mẹ nhưng lại bị ép bú sữa bình.


- Khi trẻ thích vừa ăn vừa chơi nhưng bị ép phải mang khăn ăn, phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn.


- Trẻ bị quy định phải ăn hết phần ăn của mình trong một thời gian cố định (vì cha mẹ sợ đi làm trễ).


- Không khí bữa ăn căng thẳng.


- Cha mẹ cho thuốc vào thức ăn, vào sữa.


Cách xử trí:


Cha mẹ cần bình tĩnh và kiên nhẫn tìm hiểu vì sao trẻ không chịu ăn. Cần tránh các hành vi ép buộc như đè trẻ ra đổ thức ăn, bóp mũi, đánh cho khóc để trẻ nuốt... Nếu mẹ phải đi làm, hãy thu xếp hết công việc cần làm ở cơ quan, khi về nhà dành cho trẻ càng nhiều thời gian càng tốt để trẻ không có cảm giác bị bỏ rơi. Nếu trẻ không chịu bú bình, hãy cho trẻ bú mẹ và lúc mẹ đi làm, người nhà sẽ cho trẻ uống sữa bằng ly, muỗng. Nếu tình trạng căng thẳng giữa người chăm sóc và trẻ đã xảy ra quá lâu, cha mẹ nên đổi người cho trẻ ăn hoặc thay đổi môi trường bằng cách gửi trẻ đi nhà trẻ.


Khi trẻ bệnh, nếu trẻ khó uống thuốc, cha mẹ hãy trình bày với bác sĩ để được cho thuốc dễ uống, không nên cho thuốc vào thức ăn đánh lừa trẻ.


Hãy cho trẻ ăn một cách thoải mái, bột, sữa có thể dính vào áo một chút cũng không sao.



2. Trẻ Biếng ăn do chế biến thức ăn và thời gian chuyển tiếp chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi của trẻ:


Do cách chế biến:


- Hầm khoai tây, cà rốt, củ dền, đậu, thịt..., xay nhuyễn và cho trẻ ăn hết ngày này qua tháng nọ gây cảm giác ngán ăn.


- Chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không ăn cái; cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn kéo dài đến 2, 3 tuổi, làm trẻ vừa chán thức ăn xay, lại vừa không biết ăn các thức ăn lợn cợn, đa dạng khác; chất và lượng trong chén bột hoặc chén cháo không đủ... lâu ngày dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng gây biếng ăn.


- Pha bột vào sữa, pha sữa đặc hơn so với hướng dẫn, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm đậu, hầm xương... đều làm trẻ khó tiêu hóa dẫn đến biếng ăn.


- Pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn giặm.


Thời gian chuyển tiếp chế độ ăn không phù hợp:


- Ăn giặm quá sớm, trước khi trẻ tròn 6 tháng.


- Ăn quá nhiều bữa so với tháng tuổi.


- Ðộ đặc của chén bột không phù hợp với lứa tuổi của trẻ.


- Ăn cơm quá sớm, trong khi răng trẻ chưa đủ để nhai cơm.


Cách xử trí:


Hãy cho trẻ ăn như trong bảng và chế biến thức ăn đúng cách, đủ chất.


http://thaoduocphapanh.com/xay-dung-thuc-don-cho-tre-bieng-an-cham-lon-557.html


3. Trẻ Biếng ăn do bệnh:


Các bệnh lý thường gây biếng ăn cho trẻ là: Suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, nhiễm giun đũa, nhiễm trùng đường hô hấp (viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản, viêm phổi), nhiễm siêu vi, bệnh lý của răng miệng, tình trạng rối loạn hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa.


Cách xử trí:


- Bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ thiếu.


- Ðiều trị suy dinh dưỡng.


- Xổ giun định kỳ mỗi sáu tháng.


- Giữ gìn vệ sinh răng miệng ngay khi trẻ còn nhỏ.


- Ðiều trị bệnh theo toa bác sĩ, không tự mua thuốc cho trẻ uống.


4. Trẻ Biếng ăn sinh lý:


Trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với những lúc trẻ biết lật, biết ngồi, biết đứng, biết đi, mọc răng... Sau đó trẻ ăn uống lại bình thường.


Cách xử trí:


Cha mẹ không nên nóng lòng, hãy kiên nhẫn cho trẻ ăn từng bữa nhỏ, thay đổi các món ăn lạ... chờ trẻ ngon miệng lại.


5. Biếng ăn do thuốc:


- Kháng sinh: làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, dẫn đến giảm quá trình lên men thức ăn gây chậm tiêu và không có cảm giác đói.


- Sử dụng các thuốc chống dị ứng có tác dụng phụ gây cảm giác thèm ăn như ciproheptadin (biệt dược: peritol, periactin,...), hoặc những loại thuốc bổ có chứa ciproheptadin: tình trạng biếng ăn sẽ tăng ngay sau khi ngừng thuốc.


Cách xử trí:


- Sử dụng các men vi sinh cấy lại vi khuẩn đường ruột hoặc cho trẻ


ăn sữa chua sau khi trẻ điều trị bệnh bằng kháng sinh.


- Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.


- Tránh sử dụng Ciproheptadine.


6. Biếng ăn bẩm sinh:


Có khoảng dưới 5% trẻ sinh ra chỉ ngủ, chỉ chơi không bao giờ đòi bú.


Cách xử trí:


Ðối với các trẻ không đòi ăn bao giờ, ba mẹ phải chủ động cho trẻ ăn theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ dinh dưỡng.


>>> Trẻ lười ăn phải làm sao câu hỏi của nhiều mẹ