1. Phong cách Đông Dương trong thiết kế kiến trúc


Cầu thang với lan can decor không nặng nề / Hệ thống thông gió mái chồng diềm thấp như cổ diềm. Những cây cột một trụ truyền thống của Việt Nam được chẻ thành hai cây. Ở đây có cả sự pha trộn kiến trúc Việt Nam và các nước châu Á / Chi tiết trần diềm vừa pha trộn kiến trúc đền đài châu Âu vừa kết hợp các hoạ tiết châu Á.



2. Phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất


Ở những thập niên đầu của thế kỉ 20, khi người Pháp có những kế hoạch lớn để xây dựng và phát triển các nước thuộc địa, Đông Dương là một trong số đó. Những công trình lớn được xây dựng với phong cách kiến trúc Đông Dương tuy nhiên ở trong giai đoạn này Nội thất phong cách Đông Dương chưa thực sự nổi bật. Các món đồ nội thất thường được sử dụng có thể được mang ở các quốc gia Châu Âu về, nếu sản xuất ở Việt Nam thì lúc đó cũng chưa được định hình một cách cụ thể khi ảnh hưởng chính bởi sự phô trương bề thế của tầng lớp Phong kiến.


Ngày nay, có một phong cách Đông Dương hiện đại, được sáng tạo bởi Họa sĩ Phạm Hùng Lâm ông là một trong những họa sĩ thuộc thế hệ đầu tiên của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tiền thân là Trường Mỹ thuật Đông Dương. Nơi nuôi dưỡng và phát hiện nhiều họa sĩ tài danh Việt Nam. Xuất phát từ việc vẽ thiết kế nội thất cho chính căn nhà của mình và một số người bạn ông đã sáng tạo ra một phong cách nội thất mới - Bois Indochinois Nội thất gỗ tự nhiên Phong cách Đông Dương.


Những thiết kế mang phong cách Đông Dương thường giản đơn, tinh tế nhưng gần gũi. Tình cảm cộng đồng, yêu thương gia đình, hay vẻ đẹp của thiên nhiên là niềm cảm hứng cho nhiều mẫu thiết kế như vậy. Nó đã tạo nên một nét rất riêng biệt trong những thiết kế của phong cách Đông Dương của Bois Indochinois


Thiết kế không gian tổng thể và sản xuất may đo từng sản phẩm để đạt được sự tinh tế cao nhất cũng là một điểm nhấn trong phong cách Đông Dương.