Thống kê mới nhất từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, Việt Nam đang là một trong những quốc gia tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có tỉ lệ vô sinh cao nhất. Theo đó, 1 triệu là con số ước tính số cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn.


Có ý kiến cho rằng, tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nước ta đang ngày càng tăng và ở mức báo động.


Liên quan đến vẫn đề này, bác sĩ Nguyễn Thành Trung, Chuyên khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho rằng, có thể tỉ lệ vô sinh hiếm muộn không tăng nhanh như nhiều người vẫn nghĩ.


- Theo BS Hồ Sỹ Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia (Bệnh viện Phụ sản Trung ương), nguyên nhân gây vô sinh hàng đầu với nữ giới là do viêm nhiễm, tắc vòi trứng… Một số nguyên nhân khác làm giảm dự trữ buồng trứng như lớn tuổi, lạc nội mạc tử cung trong buồng trứng khiến số lượng trứng ít đi, hoặc ngược lại là buồng trứng đa nang… gọi chung là rối loạn phóng noãn. Ngoài ra, một số nguyên nhân có thể gặp như các bất thường từ khối u (u xơ tử cung, polip buồng tử cung), hay dính buồng tử cung, thậm chí không có tử cung.


- Ở nam giới, nguyên nhân thường do bất thường về tinh dịch đồ ở mức độ khác nhau. Mức độ nhẹ là số lượng, chất lượng tinh trùng giảm đi; nặng có thể gần như có rất ít tinh trùng hoặc đa số tinh trùng bị bất thường.


- Một tình trạng chung khiến tỉ lệ vô sinh, hiếm muộn tăng là do yếu tố xã hội, xã hội đang phát triển khi ngày càng nhiều người ngại lập gia đình, phấn đấu sự nghiệp nên sinh con muộn. Tới khi tính có con thì khả năng sinh sản đã giảm. Có trường hợp sinh con đầu tiên, rồi tới cả chục năm mới tính tiếp tục mang bầu lại lâm vào tình trạng vô sinh thứ phát. Tình trạng béo phì gia tăng ở cả nam lẫn nữ cũng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.


- Ngoài ra, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn ở cả nam và nữ. Tinh trùng của những người đàn ông “quá khổ” sẽ có nguy cơ bị dị dạng cao, có độ di động kém 3,4 lần so với đàn ông bình thường. Trong khi đó, phụ nữ béo phì dễ bị rối loạn chức năng buồng trứng.


- Vô sinh hiếm muộn còn xảy ra do sự thay đổi của môi trường sống, chế độ ăn uống, các hóa chất có trong thực phẩm đang ngày ngày đầu độc bữa ăn của con người khiến nhiều người trong cơ thể có lượng tồn dư thuốc trừ sâu, thì đến sức khỏe còn không đảm bảo được nói gì đến việc sinh sản.


- Các độc tố khác có thể góp phần vào sự gia tăng vô sinh bao gồm các hóa chất được giải phóng bởi một số loại nhựa, những hóa chất có trong dung dịch làm sạch, làm khô và một số hóa mỹ phẩm...


- Và Tình trạng vô sinh hiếm muộn cũng bị ảnh hưởng bởi chế độ sinh hoạt như: Thức khuya, căng thẳng, stress và các thói quen không lành mạnh.


- Cũng theo Chuyên khoa Hỗ trợ sinh sản, ngoài các trường hợp xác định được nguyên nhân thì nhiều người vô sinh hiếm muộn không rõ nguyên nhân. Trường hợp này chiếm khoảng 10% số người bị vô sinh hiếm muộn.


Tuy nhiên, Hiện nay khoa học phát triển hơn nên các bệnh viện có thể thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu hơn để tìm ra được nhiều nguyên nhân và càng ngày, y học càng ghi nhận nhiều nguyên nhân mới mà các cặp vợ chồng không ngờ tới. Vì vậy, các cặp vợ chồng nên nhận thức được tình trạng của mình, đi thăm khám sớm để có hướng điều trị thích hợp.




webtretho