“Có ý tưởng là một chuyện, nhưng có thương mại hoá được nó hay không lại là một chặng đường rất dài và vô cùng gian nan đối với những người khởi nghiệp”.


webtretho


Khởi nghiệp – Startup là cụm từ vô cùng quen thuộc. Trong thị trường đầy tính cạnh tranh ngày nay, có quá nhiều cơ hội và khoảng trống cho những người trẻ vùng vẫy, tuy nhiên, thử thách cam go cũng không kém là bao. Có người thành công, nhưng còn nhiều hơn những mô hình khởi nghiệp “chết yểu”. Vì ý tưởng hay, dám liều lĩnh là một chuyện, có đủ kiến thức cá nhân và hiểu biết thời thế không lại là chuyện khác. Để làm dày thêm phần kiến thức, tấm bằng MBA là một “tấm lá chắn” không tồi. Thực hư thế nào, hãy cùng tìm hiểu.


Có một ví dụ như sau: Bkav là ý tưởng về phần mềm diệt virus trên máy tính của cậu sinh viên Nguyễn Từ Quảng khi chỉ mới năm thứ ba Đại học Bách khoa Hà Nội vào năm 1995. Tuy nhiên, mãi đến năm 2005, phần mềm này mới bắt đầu được thương mại hóa với kỳ vọng sẽ có nguồn lợi nhuận cho tái đầu tư sau đúng 10 năm cung cấp miễn phí. Một nghiên cứu tại đại học Bách Khoa chỉ ra rằng: Hầu hết sinh viên đều thiếu các yếu tố cơ bản để có thể khởi nghiệp như vốn, con người, kỹ năng. Thứ duy nhất họ có là nhiệt tình và sáng tạo.


Ví dụ trên nói lên điều gì? Khởi nghiệp đối với những người trẻ đúng là bước qua cây cầu khỉ, không cẩn thận là ngã xuống sông. Vì sao? Họ thiếu chủ yếu là kiến thức thương trường, sự dày dặn, tinh quái của thương nhân và kinh nghiệm thực tế. Vậy giải pháp nào cho những người khởi nghiệp, chủ yếu là các sinh viên với tấm bằng cử nhân từ các trường đại học?


Học MBA – nền móng vững chắc để xây ngôi nhà “Startup”


Mới học đại học ra trường như một đứa trẻ mới tập đi vậy, cần có thời gian luyện tập đi thật vững rồi mới có thể chạy. MBA chính là thời gian đó. MBA có đầu vào khắt khe hơn, quá trình học cũng thực dụng hơn. Ngoài những kiến thức chuyên sâu về quản trị, người học hoàn toàn có thể tiếp cận thực tế thị trường thông qua những bài thảo luận. Thậm chí, với mạng lưới học viên và cựu học viên đa dạng, những người khởi nghiệp sẽ học tập và kết giao được với nhiều thương nhân ở nhiều lĩnh vực, thuận lợi cho công việc sau này. Kết thúc khóa học, điều bạn nhận được ngoài tấm bằng danh giá còn là hành trang vững chắc, muốn kiến thức có kiến thức, muốn thực tế có thực tế, khởi nghiệp sẽ tự tin hơn nhiều.


Với những người trẻ, ông Phạm Thanh Hưng (Shark Hưng), Phó chủ tịch Tập đoàn CEN Group khuyên rằng, nếu vẫn quyết định tiếp tục học tập, vẫn đang trong thời điểm được hỗ trợ từ gia đình, thầy cô thì hãy “tập bơi” đi, chưa lo bị quản lý nghiêm ngặt bởi doanh nghiệp, đó là cơ hội rất lớn. Thành công hay không, phụ thuộc rất lớn ở thời điểm sau đại học này. Trong quá trình chuẩn bị cho giấc mơ khởi nghiệp của mình, vừa học thêm kiến thức, vừa làm tại môi trường doanh nghiệp là phương án khả thi nhất nhưng cũng rất khó khăn. Tuy nhiên đừng vội lo lắng, vì hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều những chương trình MBA chất lượng, uy tín lại tiện lợi, thân thiện với người học. Tiêu biểu như chương trình MBA trực tuyến của trường ĐH Nam Columbia (CSU) – Hoa Kỳ. Với những ưu điểm như chất lượng giảng dạy quốc tế, bằng cấp quốc tế, mô hình học hiện đại, tiện lợi, cho phép học viên học tại bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, đây là một chương trình MBA phù hợp với những bạn trẻ khởi nghiệp


Giấc mơ khởi nghiệp luôn là mục tiêu lớn của những người trẻ. Để biến giấc mơ thành sự thực, MBA sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất. Đây là lời đáp cho câu hỏi “MBA đóng vai trò gì trong câu chuyện khởi nghiệp ?” và cũng giải mã một phần khúc mắc về thất bại của những nhà quản trị trẻ tuổi hiện nay.