Bột tía tô được triết xuất từ cây tía tô - một loại "thần dược tím" rất phổ biến trong ẩm thực của các quốc gia châu á: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc...và đặt biệt là Nhật Bản. Lá tía tô có mùi vị rất đặc trưng thơm, cay và có tính ấm nhiệt. Bên cạnh đó, tía tô còn là một loại dược phẩm, vị thuốc quí trong Đông Y rất công dụng với sức khỏe con người.


Trong tiếng Nhật - cây tía tô được gọi là Shiso. Cây tía tô rất phổ biến ở Nhật, rất nhiều người Nhật sử dụng lá tía tô với số lượng lớn nhờ công dụng làm đẹp và chữa nhiều loại bệnh của nó, nhưng ít ai biết nguồn gốc của phương thuốc và liều lượng, cách dùng của loại rau mà chúng ta vẫn hay ăn hằng ngày này. Do tính chất khó bảo quản lâu nên người ta đã nghiền nhuyễn tía tô thành một loại bột để dễ dàng sử dụng hơn và cũng dùng lâu hơn. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những công dụng tuyệt vời từ bột tía tô.


Cây Tía Tô Là Cây Gì?



Theo bách khoa toàn thư https://vi.wikipedia.org : Cây tía tô là loại Cây thảo, cao 0,5- 1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối. Quả bé, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông. Loài tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng cao hơn. Ngoài ra lá tía tô của Triều Tiên hay Nhật Bản có hai mặt đều xanh, có giá trị cao để xuất, nhập khẩu. Loại này được gọi là perilla frutescens. Được trồng phổ biến khắp nơi làm rau gia vị và làm thuốc.


Bộ phận dùngCả cây, trừ rễ, gồm lá (thu hái trước khi cây ra hoa), cành (thu hoạch khi đã hết lá), quả (ở những cây chủ định lấy quả). Phơi trong mát, sấy nhẹ cho khô. Hoặc nghiền nhuyễn thành bột tía tô để bảo quản tốt và dùng lâu hơn.


Thành phần hóa họcTinh dầu chứa perillaldehyd (4 isopropenyl 1-cyclohexen 7-al), limonen, a-pinen và dihydrocumin. Hạt có dầu béo gồm acid oleic, linoleic và linolenic; acid amin: arginin, histidin, leucin, lysin, valin.




08 TÁC DỤNG THẦN KỲ CỦA BỘT TÍA TÔ VỚI SỨC KHỎE


1. Điều trị bệnh Gout



Nguyên dân dẫn đến bệnh GoutNhật bản là quốc gia có lượng hải sản quanh năm vì thế đây cũng chính là nguồn thức ăn chính của người dân. Nhưng nguồn dinh dưỡng giàu đạm, giàu canxi này lại là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh Gout. Bệnh gout gây ra do chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh (hấp thụ quá nhiều đạm, can xi, lười vận động) dẫn đến dư thừa Acid Uric trong máu, làm tích tụ và lắng đọng tinh thể Urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, gây ra viêm sưng khớp và những cơn đau gút cấp.


Vì vậy, Nhật Bản đã phát hiện ra được cây tía tô – “cây thuốc tím hồi sinh” có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của người dân Nhật Bản. Ngoài ra rau tía tô còn được dùng trong các bữa ăn hàng ngày là rau thơm, gia vị, hay vị thuốc tuyệt vời có tác dụng đẩy lùi bệnh gout, giải ngộ độc do đạm từ cua cá.


Cách sử dụng tía tô để điều trị bệnh gút: Các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu và chỉ ra rằng Trong tía tô cũng chứa nhiều tinh dầu perilla- andehyt, limonen, CL- pinen và dihydrocumin có mùi thơm đặc biệt, và các hoạt chất adenin C5H5N5 và acginin C6H14N4O2 có tác dụng giảm đau chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn một cách tự nhiên, ức chế hiệu quả các emzym xanthine oxydase – loại emzym gây ra quá trình hình thành acid uric trong cơ thể người. Bằng cơ chế này, tía tô có tác dụng giữ nồng độ acid uric trong máu ở mức thấp.


– Sấy khô tía tô (cả lá lẫn thân) rồi tán thành bột hoặc sử dụng bột tía tô để pha trà uống hàng ngày, hoặc nhào bột với nước nóng thành bột nhão đem đắp trực tiếp vào vị trí khớp bị viêm sẽ có tác dụng nhanh chóng làm giảm cơn đau nhức, giảm tình trạng viêm tấy đỏ.



– Hàng ngày dùng bột tía tô rắc cơm, nêm vào thức ăn như gia vị đề phòng bệnh tái phát hoặc ăn lá tía tô như rau sống hằng ngày. Chỉ đơn giản là thêm tía tô vào bữa ăn, ăn như rau sống tốt hơn là nấu chín. Mỗi khi thấy khớp xương có dấu hiệu sắp sưng tấy lên, hãy lấy ngay tía tô nhai và nuốt để chặn cơn đau tái phát.


– Lúc nào thấy các khớp xương sắp bị sưng tấy lên, dùng bột tía tô pha nước uống như uống trà, bã bột sau khi pha trà đắp vào chỗ khớp bị sưng để chặn cơn đau. Hoặc cũng có thể pha nước bột tía tô làm nước ngâm, rửa các khớp khi bị đau hoặc trước khi đi ngủ hằng ngày sẽ có tác dụng rất tốt. Thuốc này không có tác dụng phụ, lại có tác dụng nhanh nên người bệnh có thể kiểm chứng công dụng của nó ngay lập tức. Có thể dùng lâu dài để ngăn bệnh tái phát.



2. TRỊ MỤN, THÂM NÁM




Nếu bạn là người có làn da khô sạm và hay có nốt thâm mụn hoặc thậm chí là mụn cóc (mụn cơm) khó chữa thì dùng bột tía tô sẽ rất phù hợp.


Trong tinh dầu lá tía tô có tính kháng viêm chống oxy hóa, sát khuẩn khá mạnh, lại tác động tới cơ thể theo cơ chếbài tiết mồ hôi nên bạn có thể dùng làm đẹp da từ bên trong lẫn bên ngoài.


Lá tía tô làm đẹp da, trị mụn từ bên trong: tía tô có thành phần chống oxy hóa, sát khuẩn, đồng thời kích thích bai tiết qua tuyến mồ hôi nên có tác dụng tăng cường bài tiết các chất độc, cặn bã dưới da ra ngoài từ đó giúp thu nhỏ lỗ chân lông, giúp da mịn màng, sáng hồng.


Bạn dùng 2 nắm lá tía tô nhỏ, rửa thật sạch. Sau đó giã nát phần tía tô đã chuẩn bị sẵn. Tiếp đó, cho một ít nước lọc vào và dùng vải thưa chắt lấy nước. Dùng bông gòn, bông tẩy trang hay tăm bông chấm vào phần mụn thịt và xoa rộng dần ra vùng da xung quanh nơi có mụn thịt. Để khoảng 30 phút sau đó rửa sạch mặt với nước ấm. Thực hiện đều đặn từ 3-4 lần/tuần.


Ngoài ra, bạn cthể sử dụng nước lá tía tô để tắm, nước lá tía tô để xông mặt sẽ rất tốt cho sức khỏe và hiệu quả cho làm đẹp toàn thân.


3. Giúp trắng da, giảm thâm, trị nám, mụn thịt


Trong tía tô có chất priseril có tác dụng thanh lọc da, tẩy tế bào chết và cải thiện màu sắc cho làn da của bạn. Bên cạnh đó, lá tía tô giàu vitamin E sẽ giúp tăng cường độ ẩm cho da, khiến da mềm mịn hơn.



Dưỡng trắng da: Uống trà bột tía tô có tác dụng tẩy sạch tế bào chết làm mềm da và các vết chai giúp bạn có làn da trắng sáng tự nhiên.


Trị mụn thịt, giảm thâm nám: Trong tinh dầu lá tía tô có tính kháng viêm, chống oxy hóa, sát khuẩn khá mạnh, lại tác động tới cơ thể theo cơ chế bài tiết mồ hôi nên bạn có thể dùng làm đẹp da từ bên trong lẫn bên ngoài.


– Ở Nhật Bản, phụ nữ thường dùng bột tía tô để pha trà uống hàng ngày hoặc tắm rửa vì lá tía tô có tác dụng làm ẩm và căng mướt, dịu da, tăng cường trao đổi chất và xóa nám. Kết hợp uống trà bột tía tô hàng ngày cùng với đắp mặt nạ tía tô 2-3 lần/ tuần, dùng nước tía tô rửa mặt hàng ngày, tía tô có tác dụng từ sâu bên trong khiến cho làn da của bạn luôn tươi sáng hồng hào.


– Dùng 2 nắm lá tía tô nhỏ, rửa thật sạch. Sau đó giã nát phần tía tô đã chuẩn bị sẵn. Tiếp đó, cho một ít nước lọc vào và dùng vải thưa chắt lấy nước. Dùng bông gòn, bông tẩy trang hay tăm bông chấm vào phần mụn thịt và xoa rộng dần ra vùng da xung quanh nơi có mụn thịt. Để khoảng 30 phút sau đó rửa sạch mặt với nước ấm. Thực hiện đều đặn từ 3-4 lần/tuần.


– Ngoài ra bạn có thể sử dụng nước lá tía tô để tắm, nước lá tía tô để xông mặt sẽ rất tốt cho sức khỏe và hiệu quả cho làm đẹp toàn thân.



4. GIẢM CÂN, TỐT CHO NGƯỜI ĂN KIÊNG


Với người đang trong quá trình giảm cân có thể dùng tía tô như một thần dược hỗ trợ tuyệt vời.


Theo các nghiên cứu tinh dầu trong bột tía tô có tác dụng đốt cháy mỡ thừa, ngăn ngừa hấp thu chất béo, giúp giảm cân, tác dụng tốt trong điều trị rối loạn mỡ máu.


Giảm cân bằng lá tía tô hiện được nhiều người áp dụng thành công, giúp lấy lại vòng eo thon gọn. Nhờ sự tác động của những chất bổ dưỡng mà bạn có thể kích thích đốt cháy mỡ thừa hiệu quả.


Chế độ ăn kiêng với dầu tía tô giàu alpha-linolenat có lợi ích sức khoẻ, giảm cholesterol và triglyceride.


Một xu hướng giảm peroxidation lipid đã được quan sát thấy trong một nghiên cứu nhỏ với một sốngười tình nguyện khỏe mạnh, tiêu thụ 5g bột lá tía tô trong 10 ngày.


Với người cần giảm cân, giảm béo có thể dùng 10-15g bột tía tô hãm đặc với 200-250ml nước sôi (100 độ C), để nóng vừa uống, khi uống cố gắng dùng cả xác (bã) sẽ rất hiệu quả. Uống bột tía tô theo cách này rất có nhiều công dụng kích thích tuyến mồ hôi đốt mỡ thừa, giảm cân.


Hoặc uống một ly trà tía tô nóng sau mỗi bữa ăn có tác dụng ngăn ngừa hấp thu đạm vào cơ thể, duy trì uống trà bột tía tô kết hợp với thể dục thể thao 30ph mỗi ngày cùng chế độ ăn uống khoa học thì bạn sẽ sớm lấy lại được vóc dáng thon gọn.



5. Giải biểu, giải cảm




Trong điều kiện thời tiết như nước ta hiện nay thì việc bị cảm lạnh, cảm mạo là điều không tránh khỏi.


– Ngay khi có dấu hiệu bị cảm hãy sử dụng ngay một cốc nước ép lá tía tô tươi hoặc một ly bột trà tía tônóng. Hoặc bạn có thể kết hợp tía tô với gừng tươi hay cháo tía tô nóng cũng có tác dụng giải biểu giải cảm rất tốt.


– Hoặc bạn cũng có thể lấy một ít vỏ quýt + bột tía tô + 3 lát gừng cho vào một nồi nước và đun sôi. Sau đó, các bạn chắt lấy nước uống và nằm nghỉ ngơi.


– Hoặc tạo hỗn hợp tía tô, gừng, hành và một quả trứng gà để nấu một tô cháo và sau đó ăn nóng, giải cảm rất tốt đấy.


6. CHỮA HO, HEN SUYỄN, TỨC NGỰC, KHÓ THỞ


Trong một nghiên cứu kéo dài 4 tuần được xuất bản trong tạp chí “Archives of Allergy and Immunology” vào tháng 6/ 2000, đã kiểm tra ảnh hưởng của dầu hạt tía tô cho những người mắc bệnh suyễn.


Vào cuối tuần thứ tư, những bệnh nhân dùng dầu tía tô đã gia tăng đáng kể năng lực phổi và tăng cường khả năng lưu thông khí.


Các nhà nghiên cứu cho rằng dầu hạt tía tô có lợi cho bệnh hen suyễn, ngăn chặn sự sản xuất leukotriene, chất chống viêm có liên quan đến giảm chức năng hô hấp.


Như đã nói ở trên tía tô có vị cay, tính ấm, nên khi đi vào các kinh tâm và phế, có tác dụng làm thoát mồ hôi, hạ khí, tiêu đờm. Ngoài ra tía tô còn có tác dụng chữa hắt hơi sổ mũi do viêm đường hô hấp trên (cảm mạo), sốt, ho rất tốt.


Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh hiệu quả của tía tô trong điều trị chứng nhạy cảm, dị ứng theo mùa và hen suyễn.


Tất cả nhờ các thành phần tuyệt vời của nó bao gồm quercetin, acid alpha-lineolic, luteolin và rosmarinic acid, perilla có thể ức chế trực tiếp sự phóng thích histamine từ tế bào, giảm cytokine gây viêm và viêm da tiếp xúc.



7. CHỮA RỐI LOẠN TIÊU HÓA, NGỘ ĐỘC, ĐAU DẠ DÀY


Theo các nhà khoa học thì tía tô không chỉ có tác dụng giải cảm mà còn hỗ trợ các căn bệnh dạ dày, ngộ độc cua cá rất tốt nhờ vào hoạt chất tanin và glucosid. Bên cạnh đó bệnh nhân đau dạ dày uống nước lá tía tô thường xuyên ngoài việc giúp giảm đau nhanh chóng thì tác dụng của lá tía tô còn có thể giúp các bệnh nhân được thoải mái tinh thần ăn no và ngủ kĩ. Bên cạnh đó, thành phần kháng khuẩn có trong lá tía tô còn kích thích hệ miễn dịch, giúp xoa dịu các triệu chứng đau nhức cơ bắp.


Cách dùng: Lấy nắm lá tía tô tươi giã lấy nước cốt để uống, hoặc pha một ly bột tía tô rồi uống nóng.



8. Dưỡng thai




¶ Có dấu hiệu động thai: nấu cành lá cây tía tô để uống hoặc bột tía tô uống nóng, hoặc sắc lấy nước nấu cháo để ăn có tác dụng an thai rất tốt.


¶ Có thai sắp sinh bị phù: dùng lá tía tô 80 g, vỏ gừng tươi 30 g, cho 3 bát nước đun sôi kỹ (đậy vung kín) lấy nước uống và xông có tác dụng giảm phù rất tốt.


¶ Phụ nữ khi có thai bị cảm sốt: dùng tía tô, kinh giới nấu lấy nước uống, rồi ăn hỗn hợp đó cùng với cháo trứng gà nóng.


¶ Vú sưng: Nấu một nắm tay lá tía tô để tắm, đồng thời lấy 1 nắm lá tía tô giã nhuyễn hoặc bột tía tô đắp lên phần vú bị sưng.


¶ Nôn mửa: 12g cành tía tô, 12g sắn dây. Sắc chung lấy nước uống.


¶ Thiếu máu khi có thai: Uống nước lá tía tô có tác dụng rất tốt. Để cho dễ uống, xay kèm vài quả táo, ít đường phèn. Nước lá tía tô cũng có tác dụng an thai.



TỔNG KẾT


Trên đây là định nghĩa và những công dụng tuyệt vời của cây tía tô. Một loại rau, một loại thảo dược quý của thiên nhiên ban tặng. Các bạn có thể dùng lá và cây tía tô để sử dụng phòng và trị bệnh. Bạn nào có điều kiện muốn tiết kiệm thời gian, công sức và dùng lâu dài với tác dụng tốt nhất có thể cân nhắc mua Bột Tía Tô về dùng.