Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và cổ đã và đang là gánh nặng của nhiều người. Điều trị bệnh thoái hóa cột sống nhiều nơi, mất lòng tin vào chữa trị là tâm lý của nhiều người bệnh hiện nay. Đặc biệt là khi giá thành điều trị ngày càng tăng cao còn hiệu quả điều trị thì chưa thật sự rõ ràng.



1.Thoái hóa cột sống là gi?


Đây là một loại bệnh về xương khớp rất phổ biến, hầu hết mọi người đều gặp trong các giai đoạn của cuộc đời, nhất là khi lớn tuổi. Đây là quá trình lão hóa xảy ra ở cột sống khi cơ thể bạn trở nên già đi. Thoái hóa cột sống gây đau nhức, viêm khớp, mọc gai nơi những đốt sống, giảm khả năng vận động của bệnh nhân.


thoai-hoa-cot-song





Cột sống cơ thể người có 33 đến 34 đốt xương sống, gồm 12 đốt sống ngực, 7 đốt sống cổ, 5 đốt thắt lưng và những đốt xương sống cụt và cùng dính với nhau để tạo ra xương cụt và xương cùng. Những đốt sống này được nối bằng những sợi dây chằng và được bảo vệ nhờ vào hệ thống cơ.




Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống


Triệu chứng rõ nhất của bệnh thoái hóa cột sống là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, âm ỉ ngày này qua ngày khác, đau chủ yếu ở vùng thắt lưng và cổ gáy.




Cảm giác khó chịu kèm theo mất ăn, mất ngủ, gầy rộc đi, sức làm việc giảm sút và ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cả mọi người xung quanh.




Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.


Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.




Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng), có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.




Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao, người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.




Một số trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh liên chi, gây tê bì bàn tay, bàn chân. Nếu để lâu không chữa trị có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt.




2. Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống là gì?


Không ăn uống đầy đủ.


Làm việc nặng quá sức và khi đang trong độ tuổi mới phát triển ví dụ: trẻ em ở độ tuổi 12 đến 14 tuổi khuân vác nặng, khi khung xương đang phát triển, chưa hoàn thiện và chưa được định hình.


Luyện tập thể thao không đúng cách.


Thường xuyên khuân, vác vật nặng sai tư thế.


Ngồi nhiều hay ít thay đổi tư thế làm việc.


Trọng lượng cơ thể quá nặng làm cho cột sống phải làm việc quá sức.


Khả năng mắc phải thoái hoá cột sống của nữ và nam là bằng nhau dù cho nguyên nhân gây ra tình trạng này của hai giới khá khác nhau. Khác với nam giới khi nguyên nhân chính là làm việc nặng, thể dục thể thao quá mức, thì ở nữ giới, nguyên nhân là việc thiếu canxi- một ảnh hưởng do mang thai, sinh nở gây ra khi họ không được bồi dưỡng đầy đủ.


3. Điều trị thoái hóa cột sống.Phương pháp điều trị thoái hoá cột sống thực ra là khá đa dạng. Quan trọng là phải dựa vào tình trạng sức khoẻ cũng như mức độ thái hoá cột sống của bệnh nhân.



Thực ra, chưa có cách điều trị thoái hoá cột sống nào được cho là công hiệu nhất, chỉ có phương pháp điều trị thoái hoá cột sống phù hợp nhất đối với từng tình trạng riêng biệt của bệnh nhân.



Do đó, bệnh nhân và người nhà cần phải hiểu biết về bệnh tình và đánh giá nhược điểm và ưu điểm để chọn lọc ra một phương pháp điều trị thoái hoá cột sống phù hợp nhất.



Cơ bản thì thoái hoá cột sống là việc những sụn ở cột sống, những đĩa đệm hay những khớp bị thoái hoá. Khi các đĩa sụn nằm giữa các đốt xương sống bị yếu đi và dễ vỡ, khi đó, người ta gọi là đĩa đệm bị thoái hoá. Khi sụn của những khớp trên bị mòn đi, người ta gọi đó là viêm xương khớp hay thoái hoá cột sống. Những trường hợp trên rất dễ dẫn đến việc bị lồi hay thoát vị đĩa đệm, nhiều khi là hẹp đốt sống gây áp lực đến các dây thần kinh vùng này.


Khi chuẩn đoán bạn đã mắc phải các trường hợp như trên, bác sĩ chỉ định bạn thực hiện những phương pháp điều trị thoái hoá cột sống được áp dụng rộng rãi nhưng các phương pháp dưới đây.




>> Điều trị thoái hóa cột sống bằng Vật lý


Đây là phương pháp sử dụng những bài tập giúp làm giãn cột sống, củng cố cơ bắp ở gần phần cột sống với mục đích là tăng độ bền và sự linh hoạt cho cột sống. Kéo giãn cột sống giúp áp lực ở vùng cột sống bớt bị tác động nhờ việc làm tăng khoảng không cho những dây thần kinh gần cột sống. Việc điều trị bằng phương pháp vật lý cũng giúp bệnh nhân cải thiện được tư thế đứng, ngồi và kỹ năng tự làm giảm cơn đau cho mình.




>> Điều trị gai cột sống tiêm steroid


Phương pháp này còn được gọi là phương pháp chích gây tê ngoài màng cứng. Chức năng của nó chỉ là tạm thời giúp làm giảm thoái hoá cột sống. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu cần các bác sĩ có kinh nghiệm hành nghề lâu năm cũng như phải tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng tiêm tiến hành.




>> Sử dụng thuốc kháng viêm và giảm đau


Các bạn hoàn toàn có thể dùng những loại thuốc mà không cần đơn thuốc trong những trường hợp bị nhẹ. Trong trường hợp nặng hơn, bắt buộc bạn phải có toa thuốc được kê rõ ràng. Những loại thuốc thường dùng để điều trị thoái hoá cột sống gồm thuốc giảm đau, giãn cơ, kháng viêm, thuốc steroid dùng để uống và thuốc acetaminophen. Tuy nhiên, thông thường những loại thuốc không phải kê đơn có khả năng mang lại những tác dụng phụ. Vì thế, bệnh nhân đang dần chuyển sang các phương pháp Đông Y vì không có tác dụng phụ.




>> Điều trị an toàn lâu dài bằng thực phẩm chức năng, thuốc xương khớp không tác dụng phụ.


Theo các chuyên gia y tế nói chung và các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp nói riêng đều nhận định rằng điều trị các bệnh lý xương khớp an toàn hiệu quả nhất nên sử dụng thuốc xương khớp hay còn gọi là thực phẩm chức năng là rất hiệu quả và an toàn.



>> Việc lựa chọn phương pháp điều trị thoái hoá cột sống phải phụ thuộc vào mức độ và tình trạng thoái hoá của cột sống. Vì thế, bệnh nhân nên đi đo mật độ xương cũng như mức độ bị thoái hoá để giúp ích trong việc điều trị bệnh. Đặc biệt phải có sự chỉ định khám và tư vấn của chuyên gia, bác sĩ.




>> Xem ngay các loại thuốc bổ xương khớp tốt nhất của mỹ hiệu quả chính hãng 100% do chính bác sĩ BNC lựa chọn.




Thoái hóa cột sống bao gồm


1. Thoái hóa cột sống thắt lưng.


Thoát hóa cột sống thắt lưng là hậu quả của nhiều yếu tố: tuổi cao; nữ; nghề nghiệp lao động nặng; một số yếu tố khác như: tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tư thế lao động…


Thoái hóa cột sống thắt lưng





Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đilặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.




Triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng


Thoái hóa cột sống thắt lưng là các tổn thương ở phần đĩa đệm. Tùy vào độ tổn thương của đĩa đệm mà bệnh sẽ có những biểu hiện:



Sau khi bị thương, vận động nặng ở vùng lưng hay sau khi mắc mưa, bạn cảm thấy đau lưng đột ngột.



Vận động nặng vùng lưng trong thời gian dài gây ra đau lưng.


Độ đau vùng thắt lưng tăng dần, cúi người xuống rất khó, khi đang ngồi không thể đứng lên ngay lập tức được.



Đau âm ỉ hoặc dữ dội khiến khả năng vận động của bạn bị hạn chế, khó có thể đứng thẳng lưng.


Các biến chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng+ Chèn ép hay gây tổn thương cho các rễ dây thần kinh tọa : gây đau thần kinh tọa, bệnh mãn tính đau đớn kéo dài và giảm vận động chân đau.



+ Chèn ép tủy thắt lưng – cùng : gây bệnh lý tủy thắt lưng – cùng mạn tính do thoái hóa : các chi bị teo cơ, yếu bại, đại tiểu tiện không tự chủ, tàn phế .




Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống thắt lưng


>> Tuổi tác


Có thể gọi đây là nguyên nhân chủ yếu của bệnh này. Tế bào sụn ở vùng cột sống theo thời gian, khả năng tái tạo và sinh sản các tế bào sụn này bị giảm dần cho đến khi hết hẳn, kèm theo đó là sụn kém chất lượng dần theo tuổi tác, khả năng chịu lực và độ đàn hồi giảm.



>> Yếu tố cơ giới:


Tác động, đẩy nhanh quá trình thoái hóa, do bất thình lình tăng lực nén lên diện tích bề mặt đĩa đệm cột sống. Đây là yếu tố quan trọng gây ra thoái hóa cột sống thứ phát, bao gồm:


Dị tật bẩm sinh khiến người bệnh bị vẹo, gù cột sống, gây ra sự thay đổi diện tích bị tỳ đè lên cột sống.


Sau khi bị chấn thương, cột sống bị biến dạng làm thay đổi hình dạng, chức năng của cột sống không được đảm bảo.



>>Tăng cân: tăng trọng lượng cơ thể quá mức cũng khiến vùng cột sống thắt lưng bị tổn thương.



>>Yếu tố khác:


Di truyền: cơ thể lão hóa sớm hơn bình thường.


Nội tiết: tiểu đường, mãn kinh, sử dụng corticoid hoặc loãng xương.


Chuyển hóa: từ bệnh Gout sang thoái hóa cột sống thắt lưng.


Phòng tránh và điều trị thoái hóa cột sống thắt lưngTrên thực tế, chưa có thuốc chữa thoái hóa cột sống. Do đó, bạn chỉ được điều trị giúp phục hồi chức năng, đồng thời phòng tránh nhờ vào việc hạn chế những tác động mạnh bên ngoài quá vào vùng cột sống.


Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm (không chứa steroid), lưu ý phải nghe theo lời khuyên của bác sĩ trong việc điều trị bệnh.



>> Một số cách giảm đau hiệu quả:


Chườm nóng phần cột sống thắt lưng bị đau với thuốc (nguyên liệu: láo ngũ trảo, ngải cứu, lá lốt, gừng rồi giã nát và xào chung với rượu) hoặc bạn cũng có thể chườm với muối đã được rang nóng từ 1 đến 2 lần mỗi ngày.



Xoa bóp hoặc vận động nhẹ phần cột sống.


Nằm nghỉ khi cảm thấy đau nhức, tư thế nằm ngửa trên ván thẳng, duỗi thẳng hai chân và kê đầu bằng gối thấp.


Sử dụng nạng hoặc gậy để hỗ trợ việc đi lại nhằm giảm áp lực tỳ đè lên bề mặt khớp.



>> Phòng tránh:



Trong sinh hoạt và lao động, không áp dụng những tư thế sai, không đúng cách (ngồi thẳng lưng, đi đứng thẳng người…).


Tránh những động tác mạnh và đột ngột khi xách, đẩy, mang, vác, nâng…


Lập ra một chế độ ăn uống hợp lý để ngăn chặn khả năng bị béo phì.


Người lao động nặng cần được kiểm tra định kỳ sức khỏe để theo dõi và điều trị kịp thời.


Ăn nhiều các loại rau tươi, trái cây và hải sản giàu canxi như: cá, tôm, cua…


>> Xem ngay các loại thuốc bổ xương khớp tốt nhất của mỹ hiệu quả chính hãng 100% do chính bác sĩ BNC lựa chọn.




2. Thoái hóa cột sống cổ


Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống lưng là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác. Nó là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.




Thoái hóa cột sống cổ là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội. Thoái hóa đốt sống cổ và lưng không chỉ ở những người già mà còn ở cả những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động hoặc phải cúi nhiều là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ.



Các dấu hiệu điển hình của bệnh có thể dễ nhận thấy là cổ cứng nhắc khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau, đau cổ sau đó lan xuống vai, đau ở các khớp cổ và vai, ngoài ra còn đau đầu không rõ nguyên nhân… Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đều gặp cả hai giới nam và nữ gần như ngang nhau.




Biểu hiện thoái hóa cột sống cổ.


Nhìn chung, người bệnh có các cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ là biểu hiện thường thấy nhất ở bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.



Thoái hóa cột sống thắt cổ





Người bệnh không thấy có cảm giác khác thường nhưng sau đó, những triệu chứng sau:



Các động tác cổ bị vướng và đau thậm chí có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.


Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, “tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.


Khi vận động cổ thì bị đau, cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả hai bên. Trong một số ít những trường hợp, mất cảm giác khéo léo của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.


Có trường hợp bệnh nhân khi gặp không khí lạnh tràn về (trở trời) kết hợp với một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm có thể gây cứng cổ sáng hôm sau. Người bị cứng cổ không tự đi được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi. Có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải. Một số khác đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người…


Chuẩn đoán thoái hóa cột sống cổ.


Bệnh nhân đau mỏi kiểu cơ học, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, nhiều triệu chứng hạn chế vận động cột sống cổ: khó cúi, ngửa, nghiêng, quay cổ còn có kèm tiếng lắc rắc khi vận động cột sống.



Thoái hóa cột sống cổ có thể không có triệu chứng mà chỉ có hình ảnh trên Xquang. Chụp Xquang thấy có hình ảnh tam chứng của thoái hóa: hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn và mọc gai xương (mỏ xương).



Bệnh biểu hiện dưới dạng thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa đốt sống (cảm giác gai xương)… làm biến dạng cột sống cổ, mất đường cong sinh lý cột sống cổ, khớp đốt sống cổ cứng lại, hạn chế vận động. Khi vận động đầu cổ, gai xương này kích thích, chèn ép vào rễ thần kinh gây đau. Bệnh có thể diễn ra ở đĩa đệm. Đĩa đệm bị thoái hóa, lồi ra bên ngoài vị trí ban đầu hoặc thoái vị về một phía chèn ép vào rễ thần kinh gây đau và hạn chế vận động, đặc biệt trong các tư thế cúi, ngửa.




Khi mắc bệnh, các cử động ở cổ bị hạn chế, có thể có cảm giác khó quay đầu, cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương, các mỏm ngang của cột sống cổ. Chụp X quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt và thấy có các gai xương.


Khi khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế nặng, bệnh nhân có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.


Ngoài ra, với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 – C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.


Nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ.


Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Làm việc kéo dài, ít vận động là những nguyên nhân chủ yếu gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.




Đặc biệt là làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống.



Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.




Trong khi ngủ chỉ nằm 1 – 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình. Lựa chọn gối kê không phù hợp (gối quá cao và gối quá mềm).


Các biến chứng của thoái hóa cột sống cố.+ Chèn ép rễ thần kinh cánh tay : đau thần kinh cánh tay với các triệu chứng cứng cổ, đau cánh tay, tê bàn tay và hạn chế vận động cổ, vai, cánh tay. các triệu chứng này lúc đầu nhẹ, sau nặng dần.


+ Chèn ép rễ thần kinh cổ 2, 3 : gây đau dây thần kinh chẩm lớn ở phía sau đầu.


+ Chèn ép tủy : bệnh lý tủy cổ mạn tính do thoái hóa : rối loạn vận động tay chân, liệt nửa người hoặc liệt hai chân.


+ Chèn ép động mạch sống : gây hội chứng thiếu máu não cục bộ


+ Chèn ép hạch thần kinh giao cảm cổ : gây hội chứng giao cảm cổ sau với các rối loạn hoạt động tim và các nội tạng khác.




Phòng tránh thoái hóa cột sống cổ.


Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp gây nên, cho sau mỗi ngày làm việc cần được xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần phân phối hợp lý giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ.




Đối với người làm công tác văn phòng, làm việc với máy vi tính: cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, với những động tác luyện tập hay vươn vai đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.



Ngoài ra, ghế làm việc phải có độ cao thích hợp so với bàn làm việc và máy tính. Không để ghế ngồi quá cao hay quá thấp. Giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính. Nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi.



Ngồi cách màn hình vi tính 50 – 66 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ. Không để tầm màn hình quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt.


Khi ngồi gần nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với nền nhà. Luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng. Nếu sử dụng đồ kẹp hồ sơ dùng khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt.




Khi ngủ: hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. không nên nằm gối đầu quá cao. Để đề phòng hiện tượng “gãy”, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”. khi nằm, cần có gối đầu với độ dày vừa phải, tránh tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi gấp cổ.



Một số lưu ý:



Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.


Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.


Không nên đội nặng trên đầu.


Không nên ngồi cúi gấp cổ quá lâu (xem tivi, đọc sách, báo); ngồi tàu xe đường dài cần có bản tựa đầu và tựa lưng.


Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.


Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không nên đi bấm nắn vặn vẹo thô bạo dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch, dây thần kinh vùng cổ, mà cần đi đến các chuyên khoa thần kinh để xác định bệnh chính xác để điều trị.


Điều trị thoái hóa cột sống cổThoái hoá là quá trình theo tính quy luật, do vậy không thể điều trị khỏi mà chỉ dùng các biện pháp để giảm triệu chứng như dùng thuốc, các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.



Thuốc aspirin cũng là loại thuốc có tác dụng giảm đau nhất thời, và nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng nó sẽ gây nên những mặt trái cho sức khỏe.



Mát xa cổ cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho cổ rất hữu hiệu. Dùng tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và day xung quanh đốt sống đó. Các động tác có thể làm tại nhà như chườm nóng, xoa bóp nhẹ nhàng bên ngoài, làm mềm da, nhất thiết không được vặn, nắn mạnh.




Một số phương pháp tập luyện vận động cổ đơn giản như:


– Nghiêng cổ sang phải rồi sang trái mỗi bên 10 lần. Cúi cổ về phía trước (cằm tì vào ngực càng tốt), ngửa cổ về phía sau (gáy tựa vào vai) mỗi phía 10-15 lần.


-Quay cổ: Cúi đầu về phía trước quay cổ về phía vai trái về phía sau, phía vai phải rồi trở lại phía trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, mỗi chiều 5 lần.


-Nhấc vai: Tự nhấc vai trái rồi đến vai phải mỗi bên 10 lần, sau đó nhấc cả hai vai cùng lúc 10 lần.


-Xát cổ: Lấy tay phải xát cổ trái từ trên xuống và ngược lại, mỗi bên 15 lần. Xát gáy: Các ngón tay của hai bàn tay đan với nhau ôm vào sau gáy kéo qua kéo lại 10 lần.


-Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ không thể chữa triệt để mà chỉ có thể hạn chế nó, tốt nhất là bằng các hình thức tập thể dục, thể thao, vận động, và bổ sung các chất làm nhờn khớp. Yoga cũng là một trong những giải pháp cho việc phòng, hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ và lưng.



>> Xem ngay các loại thuốc bổ xương khớp tốt nhất của mỹ hiệu quả chính hãng 100% do chính bác sĩ BNC lựa chọn.



Nguồn bài viết: suckhoecongdongvn.net