Sắp đến 23 tháng Chạp là ngày mà tất cả các gia đình đều làm lễ tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời. Điều mà ai cũng quan tâm là nên cúng ông Công ông Táo vào ngày nào, giờ nào sẽ tốt nhất.

Dưới đây là 3 ngày giờ đẹp nhất cho mọi người lựa chọn nhé! 

Theo lịch dương năm 2024, Tết ông Công ông Táo rơi vào thứ sáu ngày 2/2/2024, tức ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão. Theo Lịch vạn niên, tháng Chạp năm Quý Mão có 3 ngày đẹp, 4 giờ đẹp được cho là mang tới phước lành, may mắn khi tiến hành cúng Táo quân. Cụ thể như sau:

hình ảnh

Cúng ông Táo vào ngày 20 tháng Chạp: Thứ ba (30/1/2024 dương lịch)

Đây được đánh giá là ngày lành cho nghi thức thờ cúng tâm linh, nhất là cúng Táo quân 2024, hứa hẹn mang lại sự bình an, thịnh vượng, thành công kéo dài, may mắn bền vững. Dù là cầu công danh hay cầu tài lộc đều hanh thông, thuận lợi. Mất đồ cũng dễ dàng tìm lại. Người thân ở xa hay gần đều khỏe mạnh, yên vui. Sức khỏe gia chủ thêm tráng kiện, giảm thiểu ốm đau.

Khung giờ đẹp để cúng ông Công ông Táo ngày 20 tháng Chạp:

Giờ Thìn (7h-9h): Công việc, làm ăn phát triển, dù khó khăn, trở ngại vẫn dễ dàng vượt qua. Tiền bạc rủng rỉnh, cuộc sống sung túc, hạnh phúc viên mãn.

Giờ Ngọ (11h-13h): Mọi việc đều thuận lợi, nhân duyên cát lành, gia đạo hòa thuận, vui vẻ.

Giờ Mùi (13h-15h): Mọi việc suôn sẻ, như ý, được quý nhân tương trợ.

hình ảnh

Cúng ông Táo vào ngày 21 tháng Chạp: Thứ tư (31/1/2024 dương lịch)

Tiến hành cúng ông Công ông Táo vào ngày này cũng khá phù hợp, mang đến sự bình an trong tâm hồn.

Khung giờ đẹp để cúng ông Công ông Táo ngày 21 tháng Chạp:

Giờ Mão (5h-7h): Tiến hành việc gì cũng được quý nhân tương trợ và giúp đỡ, thành công đến bất ngờ ngoài mong đợi, tốt nhất cho khởi sự mới.

Giờ Ngọ (11h-13h): Việc làm ăn phát triển như diều gặp gió, dù khó khăn đến mấy vẫn vượt qua. Tiền bạc rủng rỉnh, cuộc sống sung túc, hạnh phúc viên mãn.

Giờ Thân (15h-17h): Tiến hành mọi việc đều thuận lợi, nhân duyên cát lành, gia đạo hòa thuận, vui vẻ.

Giờ Dậu (17h-19h): Tiến hành mọi việc suôn sẻ, như ý, được quý nhân tương trợ.

hình ảnh

Cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp: Thứ sáu (2/2/2024 dương lịch)

Thông thường ngày này dễ có chuyện cãi vã, thị phi, nên tránh tiến hành những việc quan trọng như cưới hỏi, động thổ... nhưng nếu là việc tâm linh lại có thể được ban phước lành.

Khung giờ đẹp để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp:

Giờ Thìn (7h-9h): Tiến hành mọi việc thuận lợi, rất tốt cho những nguyện cầu về việc sinh con.

Giờ Tỵ (9h-11h): Tốt nhất cho việc khai trương, làm ăn phát tài, mang về lợi nhuận lớn.

Riêng với giờ Ngọ (11h-13h): Dân gian tương truyền, giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các vị Thần Bếp quy tụ để chuẩn bị lên trời. Đây được coi là khung giờ thích hợp để đưa tiễn ông Công ông Táo về chầu trời hơn cả (tốt hơn hết là trước 12h trưa).

Tuy nhiên, trong ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão, giờ Ngọ là giờ Hắc đạo Bạch Hổ. Do vậy, tùy quan niệm mỗi gia đình mà chọn ra khung giờ phù hợp, thuận tiện nhất.

hình ảnh

Chú ý những sai lầm khi cúng ông Công ông Táo mà nhiều người Việt  hay mắc phải

Cúng sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Tuy nhiên, không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp; nên từ ngày 20 tháng Chạp, nhiều gia đình đã làm cơm đã cúng lễ. Trong thời gian cúng, khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.

Khấn vái xin tài lộc, tình cảm

Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Gia chủ chỉ xin Táo quân bẩm báo điều tốt, bớt nói điều không hay.

Vì thế việc cầu xin phú quý, sung túc hay tình duyên là không nên. 

hình ảnh

Sai lầm khi đặt mâm lễ

Nếu gia chủ có ban thờ Táo quân ở dưới bếp thì có thể đặt mâm lễ cúng ở đây, song vẫn cần có mâm lễ cúng Ông Công Ông Táo nữa ở ban thờ chính, bởi theo quan niệm dân gian thì ông Công là thần Thổ công, cai quản đất đai trong nhà. Cúng ông Công ông Táo thì phải chú ý điều này.

Sai lầm về những món dâng cúng

Về cỗ cúng ông Công ông Táo thì tùy thuộc vào điều kiện, gia chủ có thể lễ chay hay mặn đều được. Lễ chay gồm có cau trầu, nước và hoa quả. Lễ mặn gồm giò chả, chân giò, xôi và các món ăn cổ truyền khác.

Vì là ngày lễ quan trọng nên nhiều gia đình thường làm mâm cơm thịnh soạn với nhiều món khác nhau. Tuy nhiên, các món ăn làm từ vịt, chim, ngỗng, trâu, dê, chó, mực... được cho là không nên có trong mâm cơm cúng ông Công ông Táo.

hình ảnh

Lễ cúng ông Công ông Táo quan trọng như thế nào

Theo tín ngưỡng dân gian, 12h ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Mỗi năm chỉ có một ngày Ngọc hoàng nghe các Táo báo cáo, do đó Táo quân cần phải lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu. Nếu Táo nào lên thiên đình sớm thì phải chờ đến ngày thiết triều và táo nào lên muộn thì không tham gia được. Vì thế, việc cúng lễ cần làm trước thời gian này. 

Theo tập tục của người Việt, cứ vào đúng ngày 23 tháng Chạp, các gia đình tiến hành lễ cúng ông Công ông Táo để tiễn các vị Thần cai quản bếp núc trong nhà lên trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong năm qua.

Tuy nhiên, ngày nay các gia đình chủ động sắp xếp thời gian làm lễ cúng sao cho thuận tiện. Nếu không thể tiến hành vào đúng ngày 23 tháng Chạp, có thể cúng trước 1 hoặc 2 ngày, chú trọng vào tấm lòng thành kính, sự linh thiêng kết nối về tâm linh, chứ không phải mâm cao cỗ đầy.