Nhà mình ở Hà Tây cũ. Trước kia, mỗi dịp ông Công ông Táo luôn làm cơm cúng bằng cỗ mặn vào trưa ngày 23 tháp Chạp. Từ ngày lấy chồng ra Hà Nội, mình mới biết là khi cúng ông Công ông Táo cũng có thể cúng trước ngày 23, đặc biệt là không được cúng sau 12h trưa, vì lúc đó các ông Táo đã lên chầu trời rồi.

Khi tìm hiểu mình mới biết là từ trước đến nay, có rất nhiều điều trong lễ cúng mà mình đã làm không đúng. Mình chia sẻ để mọi người tham khảo, ai đã sai thì nên rút kinh nghiệm cho  những năm sau nhé!

Cúng ông Công ông Táo có thể trước 1 vài ngày nhưng không được sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp

Có một điều cần phải nhớ trong ngày này đó là không cúng sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp bởi sau 12 giờ trưa là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời.

hình ảnh

Lựa chọn thời gian thích hợp khi cúng ông Công ông Táo, rất nhiều ngày đẹp gần  trước 23 tháng Chạp, ảnh: dSD

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng, tức là trước 12 giờ vì vậy tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Khi cúng ông Công ông Táo tuyệt đối không khấn vái để xin tài lộc, tình cảm

Có rất nhiều người theo thói quen thường cầu xin được làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc. Tuy vậy, Táo Quân lên thiên đình là để trình báo việc lớn nhỏ của hạ giới với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt với Ngọc Hoàng là được.

hình ảnh

Quan trọng của mâm cúng ông Táo là thành tâm, thanh tịnh, không cần lễ phẩm cầu kì, ảnh: DSd

Khi cúng ông Công ông Táo cần tránh những lễ vật cầu kì, không cần thiết

Việc cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ thiêng liêng, chủ yếu là ở sự thành tâm của gia chủ, vì thế lễ vật cúng không cần quá cầu kỳ, xa xỉ, chỉ cần đầy đủ lễ vật là được. Nếu cúng quá cầu kỳ rất tốn kém cho gia chủ, bạn chỉ nên chuẩn bị lễ vật phù hợp với điều kiện của gia đình.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cũng là cách người Việt thể hiện sự biết ơn với các vị thần trong việc mang lại may mắn, hạnh phúc, sức khỏe cho cả gia đình trong một năm.

Tốt nhất là không nên đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở dưới bếp

Nhiều gia đình nghĩ rằng, ông Táo là vị thần bếp nên sẽ đặt mâm cỗ cúng và đồ lễ cúng ở bếp là đúng nhất. Tuy vậy các chuyên gia nghiên cứu tâm linh cho rằng, việc đưa ra ý kiến hướng dẫn cúng ông Táo như vậy là không đúng với phong tục cũng như các quy tắc thờ cúng từ nhiều đời nay của dân tộc.

hình ảnh

Cúng ông Táo dưới bếp là không đúng với tín ngưỡng của người Việt, ảnh: DSd

Tất cả các vị này đều phải được thờ phụng ở trên bàn thờ chính của gia đình. Không có ai đi đặt bát hương hay bàn thờ ở dưới bếp để thờ cúng các vị thần linh như ông Táo cả. Nói cúng ông Táo ở dưới bếp mới đúng như vậy là không hiểu văn hóa, tín ngưỡng, quan niệm dân gian từ nhiều đời nay của dân tộc Việt Nam.

Các chuyên gia phong thủy cũng gợi ý rằng, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này.

Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là nơi để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.

Khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề để cả nhà quanh năm no ấm. Có nơi lưu giữ phong tục vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.

hình ảnh

Sai lầm khi thả cá từ trên cao xuống, ảnh: DSD

Chú ý khi thả cá chép không được thả từ trên cao xuống

Cá chép là phương tiện để Táo Quân về trời được xem như là biểu tượng của thần linh chính vì vậy các gia đình thả cá chép từ trên cao xuống hay bọc cá chép trong bao nilon rồi thả xuống được xem như là hành động mạo phạm, mất ý nghĩa tâm linh.

Chuyên gia hướng dẫn chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo năm 2024 thành tâm và tiết kiệm nhất

Theo GS. Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần thiết phải quá sang trọng, mâm cao cỗ đầy hay cúng bái những món vàng mã đắt tiền…

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ở các miền có khác nhau một chút. Ngoài mâm cỗ cúng, người miền Bắc thường cúng cá chép sống, người miền Trung thường cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì đơn giản hơn, người dân thường chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Trước khi làm cỗ cúng, các gia đình nên dọn dẹp nhà cửa, ban thờ cho gọn gàng, sạch sẽ.

hình ảnh

Tùy từng điều kiện, hoàn cảnh gia đình để chuẩn bị mâm cúng ông Táo cho phù hợp, ảnh: DSd

Dưới đây là gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ, chi tiết nhất.

Một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo bao gồm:

- 1 đĩa gạo

- 1 đĩa muối

- 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng

- 1 con cá chép sống

- 1 bát canh mọc hoặc canh măng

- 1 đĩa xào thập cẩm

- 1 đĩa giò

- 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng

- 1 đĩa chè kho

- 1 đĩa hoa quả

- 1 ấm trà sen

- 3 chén rượu

- 1 quả bưởi

- 1 quả cau, lá trầu

- 1 lọ hoa đào nhỏ

- 1 lọ hoa cúc

- 1 tập giấy tiền, vàng mã

Theo tục xưa, đối với những gia đình có trẻ nhỏ, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà này phải là loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện và gia cảnh, mỗi gia đình có thể chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo phù hợp.