Theo quan điểm dân gian của người Việt Nam, ai cũng biết ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo lên chầu trời để báo cáo về tình hình dưới hạ giới một năm qua. Cá chép chính là 'phương tiện' để các ông đi để gặp Ngọc Hoàng.

Vì vậy, nhiều nhà cúng ông Công ông Táo có kèm theo cá chép với tâm nguyện thành kính là chuẩn bị đầy đủ phương tiện đi lại cho ông Công ông Táo. Tuy nhiên, sai lầm đáng trách mà mọi người hay mắc phải là lúc thả cá phóng sinh.

Mọi người theo dõi để tránh 4 sai lầm dưới đây nhé!

hình ảnh

Hình ảnh cá chép thiêng liêng cùng ông Táo về chầu trời, ảnh: DSD

Sai lầm khi thả cá từ trên cao

Bên cạnh đó, nhiều người khi đi thả cá đã đứng trên cầu đổ cá thẳng xuống sông mà không quan tâm với độ cao như thế, cá thả xuống có sống tốt được không.

Hành động này thể hiện sự sơ sài, cẩu thả của người phóng sinh, đồng thời nhiều khả năng cá có thể bị chết do rơi từ trên cao, lực ném quá mạnh.

Theo phong tục thả cá chép, cá nên được đặt trong lòng bàn tay, thả nhẹ nhàng xuống nước. Thao tác nhẹ nhàng nhưng nhanh gọn và tránh việc đổ, ném, quăng cá mạnh tay từ xô, chậu, túi nylon xuống thẳng sông hồ.

hình ảnh

Thả cá chép cần cẩn trọng và thành tâm, ảnh: dSD

Sai lầm khi thả cá nhưng lại để nguyên cá trong bọc nilon 

Khi đi thả cá chép tại các ao, hồ vào ngày cúng ông Công ông Táo, bạn dễ dàng bắt gặp nhiều người thả nguyên cả túi ni lông đựng cá mà không hề mở ra.

Hành động này trái ngược với ý nghĩa phóng sinh, thể hiện lòng từ bi của con người. Cách thả cá như vậy chẳng những trực tiếp làm cá mất đi sự sống mà còn gây ô nhiễm môi trường, khiến các sinh vật khác bị ảnh hưởng không kém.

Sai lầm khi thả cá chỗ nước không lưu thông lại còn bị ô nhiễm

Nhiều người chỉ cần tìm chỗ có nước kể cả những nơi ao tù nước đọng, ô nhiễm để thả cá.

Tuy nhiên đây là điều cấm kỵ. Không nên phóng sinh cá ở giếng, các vùng nước đọng và những nơi nguồn nước bị ô nhiễm vì cá sẽ ít có cơ hội sống sót. Cũng cần chọn nơi ít người câu cá để tránh việc cá vừa thả ra đã bị đánh bắt.

hình ảnh

Chọn cá chép khỏe mạnh, màu tươi đẹp để cúng ông Táo, ảnh: DSD

Không câu, chích điện để bắt cá ngày cúng ông Táo

Một số người thường chờ đến ngày này để câu cá, thậm chí còn dùng điện để bắt cá.

Sau khi thả cá nên lưu lại một chút xem cá đã bơi khuất đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt hoặc chưa kịp định hướng nên bơi ngược, bị xô dạt lại vào bờ.

Những hành động này trái ngược với ý nghĩa linh thiêng của việc phóng sinh thể hiện lòng từ bi của con người. Vì với cách thả cá phóng sinh như thế chẳng những trực tiếp làm cá chết mà còn gây nên những ô nhiễm môi trường.

Cách thả cá cúng ông Công ông Táo thế nào cho đúng

Sau khi lễ cúng ông Công ông Táo hoàn thành, đến bước hóa vàng và thả cá. Thả cá cúng ông Táo không chỉ là một nghi thức tâm linh mà còn là cách để cầu mong một năm mới tràn đầy may mắn và thịnh vượng.

Nếu bạn muốn "phất" cả năm, hãy thực hiện các bước sau:

hình ảnh

Nhiều người thả cá ở chỗ nước không sạch sẽ, ô nhiễm là không nên, ảnh: DSd

Đầu tiên là chọn cá khỏe mạnh

Cá chép dùng để cúng ông Táo phải chọn những con cá khỏe mạnh với dáng vẻ nhanh nhẹn. Chúng phải không mang trong mình bất kỳ khuyết điểm nào - dáng bơi phải vững chắc, không chệch choạc, thể hiện sức sống mãnh liệt. Khi được thả vào bát nước trong suốt, cá chép phải bơi lượn linh hoạt, nhanh nhẹn.

Một con cá khỏe mạnh không chỉ là biểu tượng của sức sống và may mắn, mà còn là đại diện cho lòng kiên nhẫn, sự bền bỉ và khao khát vươn lên. Cái cách chúng bơi ngược dòng, vượt lên chảy xiết của cuộc sống, phản chiếu triết lý nhân sinh về việc không ngừng vươn lên, không sợ khó khăn thử thách, luôn hướng tới những điều tốt đẹp và cao cả.

Mỗi khi nhìn thấy những con cá chép oai phong lướt qua làn nước, người ta không khỏi ngưỡng mộ và cảm thấy yên lòng với niềm tin rằng ông Táo sẽ được chuyển giao bằng phương tiện này đến thiên đình một cách thuận lợi, và như thế, những lời cầu nguyện, ước vọng của họ cũng sẽ được linh ứng.

hình ảnh

Thả cá cùng với lời cầu nguyện và tấm lòng thành tâm, ảnh: DSd

Thứ hai, thả cá vào thời điểm và hướng tốt

Theo phong thủy, việc thả cá nên thực hiện vào buổi sáng sớm.

Hướng thả cá cũng không kém phần quan trọng, bởi mỗi hướng đều tượng trưng cho một yếu tố phong thủy khác nhau và mang những ảnh hưởng riêng biệt đến vận mệnh của gia chủ. Tuỳ vào tuổi và mệnh của người chủ nhà trong năm đó, sẽ có những hướng được xem là hợp phong thủy, có thể mang lại tài lộc, may mắn, sức khỏe hoặc tình duyên.

Do đó, việc thả cá theo hướng tốt của gia chủ sẽ như một ước nguyện, một lời cầu mong khéo léo gửi gắm vào vũ trụ, với hy vọng rằng mọi điều tốt lành sẽ tìm đến gia đình mình trong suốt một năm, không ngừng như dòng nước chảy.

Thứ ba, thả cá cùng lời cầu nguyện bình an, sức khỏe

Khi thả cá, hãy niệm những lời cầu nguyện. Đó là những mong ước cho một năm tròn đầy, không chỉ về sức khỏe hay hạnh phúc, mà còn về sự sung túc, thịnh vượng. Bởi lẽ, niềm tin và tấm lòng thành tâm khi gửi gắm những lời cầu nguyện vào từng con cá chép là mảnh ghép quan trọng, đắp đầy hy vọng, tạo nên một năm mới an yên và may mắn.