Môi trường công sở chính là một xã hội thu nhỏ với vô vàn kiểu người khác nhau. Nếu không muốn bỗng nhiên gặp tai bay vạ gió, thì hãy nhận biết ngay những kiểu đồng nghiệp tránh càng xa càng tốt này!


Trong môi trường phức tạp đầy bon chen và đa dạng hàng trăm kiểu người khác nhau, có thể có những người bạn tốt thực sự, song cũng không thiếu những kiểu người nguy hiểm đến nỗi bạn không ngờ tới. Muốn tồn tại, tốt nhất bạn nên đề cao cảnh giác với một vài kiểu bạn bè như này:




1. Kiểu người đạo đức giả - người nguy hiểm nhất



Trong số những kiểu đồng nghiệp nơi công sở, có lẽ người nguy hiểm nhất chính là những người đạo đức giả. Họ luôn tỏ ra là một người biết cảm thông, chia sẻ, có cái nhìn tổng quát, công minh... song thực chất mọi thứ đều đã được tính toán kỹ lưỡng. Từ việc nên tiếp xúc với ai, nên chơi với ai, hoặc đối phó như thế nào trong mọi tình huống đều được họ lên kế hoạch tỉ mỉ.


Không chỉ ở công sở, kiểu người này ngoài xã hội cũng rất nhiều, ban đầu có thể giả vờ thân thiết, giúp đỡ để lấy lòng tin từ bạn, song nếu bạn nhận thấy người bạn của mình đang có những “dấu hiệu” bất thường, tốt nhất bạn nên đề phòng nếu không muốn mình trở thành con mồi của những tay lừa đảo tình cảm này.


2. Kiểu người “ăn không nói có”



Một trong những kiểu người nguy hiểm ở môi trường công sở, đó chính là những người ăn không nói có, vu oan, đặt điều cho người khác. Chỉ là một câu chuyện nhỏ song khi qua người này nó có thể biến tấu thành rất nhiều thứ. Có rất nhiều thành viên mới khi đặt chân vào công ty đã bị đồng nghiệp chơi xỏ mà không hề biết rằng người đứng đằng sau ấy chính là người bạn tin tưởng và “chơi thật tâm” với bạn.


3. Đồng nghiệp hay ghen tị



Kiểu đồng nghiệp này không thể thiếu ở chốn công sở. Thay vì tập trung để hoàn thiện và phát triển bản thân thì họ thích để ý đến sự tiến bộ của người khác và tỏ ra không mấy vui vẻ. Nhưng nếu có ai đang ghen tị với bạn thì hãy vui thay vì tức giận. Điều đó chứng tỏ là bạn đang làm tốt và họ chỉ muốn được giống bạn mà thôi. Việc của bạn đơn giản chỉ là tiếp tục làm tốt hơn để họ tiếp tục phải ghen tị.


Môi trường công sở rất phức tạp. Nếu bạn cứ gồng mình để chống lại những đồng nghiệp này thì sớm muộn bạn cũng bị stress. Đừng để họ bước vào cuộc sống của bạn và gây ra sự chán nản, buồn phiền cho bạn. Cách đơn giản là hãy đọc vị họ và cư xử đúng cách để tạo ra một môi trường công sở thân thiện hơn. Đừng để những đồng nghiệp độc hại đánh cắp mất niềm vui của bạn.


4. Người hay nhờ vả



Trong công việc, đồng nghiệp giúp đỡ qua lại là chuyện thường tình. Nhưng bạn hãy ngẫm lại xem, mình có đang "bị" ai đó nhờ quá nhiều những công việc thuộc trách nhiệm của họ từ chuyện nhỏ nhặt như photo hoặc in tài liệu, tìm kiếm thông tin đến những việc lớn hơn như làm hợp đồng, gặp gỡ khách hàng.


Lý do để bạn trở thành “trợ lý bất đắc dĩ” luôn được đưa ra là vì họ quá bận, cần phải ưu tiên giải quyết những công việc mà sếp yêu cầu trước nên phải nhờ đến sự giúp đỡ của bạn.


5. Quá đề cao cái tôi của bản thân



Những người này thích là trung tâm của vũ trụ. Họ đề cao bản thân và coi thường những người xung quanh. Nếu xảy ra tranh luận với đồng nghiệp, họ sẽ thao thao bất tuyệt nói về năng lực của mình, cố gắng áp đảo những người xung quanh. Những người này vô cùng tự kiêu nên khi ở gần họ, bạn sẽ cảm thấy bản thân mình vô cùng kém cỏi, đánh mất sự tự tin vốn có. Do đó, để thành công trong cuộc sống bạn nên hạn chế kết thân với những đồng nghiệp như thế này.


6. Người ngồi lê đôi mách



Họ khiến bạn cảm thấy như mình đang được hòa nhập với tập thể bằng cách cung cấp cho bạn những thông tin tế nhị. Tại công sở, đây là loại người sẽ thậm thụt to nhỏ với bạn trong giờ nghỉ và bắt đầu nói xấu về thái độ làm việc của một đồng nghiệp khác.


Tuy nhiên, đừng tưởng đấy là thân thiết, bạn sẽ chẳng nhận ra bất cứ lợi ích nào từ mối quan hệ này, trái lại, nó có thể khiến bạn bị tổn thương.


Bởi rất có thể ở đâu đó, bạn lại bị chính người này nói xấu lại. Chưa kể một người luôn chất chứa sự ganh ghét, chỉ nhìn thấy sai trái và cư xử không đúng mực như vậy hoàn toàn không phải người đáng tin.


GIẢI PHÁP



Nếu bạn cảm thấy chỉ có mình đang phải chịu sức ép và áp lực từ những đồng nghiệp như thế này, trong khi những người khác lại không thì hãy nghiêm túc đánh giá xem mình có phải là người cả nể, luôn muốn làm vừa lòng người khác, sợ mọi người buồn và giận mình không?


Về cơ bản, bạn là mẫu được quý mến vì sự nhiệt tình, hết mình và luôn lo lắng cho người khác; nhưng trong môi trường công sở với nhiều kiểu tính cách lẫn sự cạnh tranh về quyền lợi, nhiệm vụ thì bạn sẽ dễ dàng bị “chơi xấu”.


- Rạch ròi: không cần tuyệt đối từ chối giúp đỡ đồng nghiệp nếu bạn thật sự rảnh rỗi và có khả năng đảm nhận nhưng hãy định ra giới hạn: sẽ thực hiện những nhiệm vụ nào và trong thời hạn bao lâu.


- Cứng rắn: Nếu thực sự bận rộn hãy thẳng thắn từ chối và giải thích lý do ngắn gọn; không dài dòng, kì kèo như năn nỉ, không tỏ ra mình có lỗi khi không giúp được.


- Rõ ràng: Nếu công việc mặc định giao hẳn từ đồng nghiệp cho bạn thì cần có sự xác nhận trực tiếp từ cấp trên. Hãy chọn cách hỏi trực tiếp cấp trên, không nên ngại ngần sợ làm phiền hoặc ngại làm mất lòng đồng nghiệp mà chấp nhận để rồi cảm thấy khó chịu. Dĩ nhiên là hãy chọn cách đối thoại nhẹ nhàng và vui vẻ.


- Gợi ý: nếu buộc phải đưa ra lời khuyên hay chỉ dẫn cho người không bao giờ chịu nhận lỗi, hãy nhắc rằng lời nói của bạn chỉ mang tính chất tham khảo, quyết định vẫn là ở người làm. Nếu sau đó họ vẫn khăng khăng rằng do bạn đã hướng dẫn, chỉ cần lặp lại lời bạn đã nhắc trước đó chứ đừng quá căng thẳng hay giận dữ tranh cãi.


- Dự trù: Lên kế hoạch tổng quát về công việc được giao, bao gồm cả thông tin mà đồng nghiệp có thể cung cấp cho bạn như số liệu, tài liệu mẫu và trình bày với cấp trên. Luôn chuẩn bị rằng mình có thể không được hỗ trợ tối đa và không nên quá tức giận nếu biết trước đồng nghiệp không sẵn sàng giúp đỡ.


10 mẹo vặt giúp bạn tiết kiệm cực kỳ hiệu quả



http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2018/04/ja3ZzFH1EV-480x269.jpg