Làm mẹ đơn thân thật không dễ dàng, làm một bà mẹ đơn thân bản lĩnh lại càng không đơn giản. Tuy nhiên, phụ nữ một khi trở thành mẹ sẽ trở nên vô cùng phi thường, nhất là khi trở thành mẹ đơn thân, họ sẽ phấn đấu gấp đôi, gấp ba để bù đắp cho con mình.

Câu chuyện của bà mẹ đơn thân mua nhà khi trong tay chỉ có 300 triệu, suốt 3 năm sống tằn tiện, từ chối mọi cuộc gặp gỡ khiến nhiều người không khỏi nể phục. Các mẹ đọc tham khảo nhé.

Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Lý, 30 tuổi - mẹ đơn thân ở Trung Hòa, Nhân Chính, Hà Nội.

Chị kết hôn vào 6 năm trước, tuy nhiên khi con được 3 tuổi thì vợ chồng chị ly hôn vì có quá nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống. Khi ấy, chị làm phiên dịch cho một công ty xây dựng, lương tháng 15 triệu đồng.

Sau khi ly hôn, chị Lý về sống cùng ông bà ngoại, được ông bà ngoại phụ trông con và đưa đón con đi lớp. Mỗi tháng, chồng chị Lý vẫn chu cấp cho con 5 triệu/tháng và thường xuyên đưa con đi công viên, đi xem phim cuối tuần hay đóng các khoản học tiếng Anh cho bé.

Chia tài sản sau ly hôn, chị Lý có 300 triệu đồng trong tay. Lúc này, chị Lý ấp ủ mua một căn chung cư trả góp theo từng đợt. Sau khi tìm kiếm, chị Lý quyết định mua căn hộ 1,2 tỷ đồng ở ngay gần nhà bố mẹ đẻ ở khu Trung Hòa, Nhân Chính.

hình ảnh

Chị Lý mua một căn chung cư ở gần nhà mẹ đẻ. Ảnh minh họa

Biết con gái mua nhà, bố mẹ chị Lý cho vay thêm 200 triệu đồng, những người thân, bạn bè lại cho vay thêm 200 triệu đồng nữa, vậy là chị Lý có 700 triệu đồng. Còn thiếu 500 triệu đồng, chị Lý vay thêm ngân hàng trong 5 năm với lãi suất 10%/ năm, như vậy, mỗi tháng chị phải trả ngân hàng cả gốc cả lãi là 12,5 triệu đồng.

Ban đầu, chị tính toán dựa trên mức thu nhập và chi tiêu thực tế, thấy mọi chuyện vẫn khả thi, chỉ cho đến khi mua xong nhà rồi mới thấy áp lực trả nợ mỗi tháng quá lớn.

Mua xong nhà, chị Lý vẫn ở nhà bố mẹ đẻ để tiện nhờ ông nhà chăm sóc con, còn căn chung cư chị cho thuê với giá 3.5 triệu đồng/tháng. Số tiền này cộng thêm tiền trợ cấp hàng tháng của chồng cũ, tổng là 7,5 triệu, chị đưa mẹ đẻ để lo tiền học cho con và tiền ăn của 2 mẹ con. Toàn bộ tiền lương của chị gom lại để trả nợ ngân hàng.

Để tiết kiệm tối đa, suốt 3 năm liền chị Lý chưa dám mua một cái áo mới hay đi ăn nhà hàng, cơm trưa thì tự nấu mang đi, từ chối hầu hết các cuộc gặp gỡ, tụ tập bạn bè. Đi du lịch thì chỉ dám đi theo chế độ công ty 1 năm 1 lần.

hình ảnh

Mẹ đơn thân mua nhà Hà Nội khi chỉ có 300 triệu, suốt 3 năm không mua một cái áo mới. Ảnh minh họa

May mắn, nhờ cố gắng trong công việc nên chị Lý được tăng lương từ 15 triệu lên 20 triệu/tháng. Ngoài ra chị nhận thêm việc làm phiên dịch cho một số công ty khi họ hội họp hoặc nhận thêm biên dịch cho một số báo điện tử, mỗi tháng thu nhập thêm cũng được 10 triệu đồng.

Mỗi tháng cố gắng thu nhập 30 triệu đồng, vậy là mỗi năm, chị tích lũy được 360 triệu để trả nợ. Cứ thế sau 3 năm làm việc quần quật, tằn tiện khổ cực, sáng dậy từ 6h, không bao giờ được đi ngủ trước 12h đêm, chị có trong tay 1 tỷ đồng, đủ để tất toán toàn bộ số nợ từ ngân hàng và bố mẹ, người thân.

Lúc này, căn hộ chị Lý mua từ 1,2 tỷ cũng lên giá khoảng 1,5 tỷ đồng. Còn một chút tiền dư, chị Lý mua 1 chiếc xe hơi trả góp giá 300 triệu đồng để tiện đi làm, đưa đón con.

Vậy là bù đắp lại những tháng ngày cực khổ, giờ chị đã có nhà, có xe. Dẫu vẫn còn khoản nợ nhỏ nhưng với thu nhập của chị, việc trả chỉ là sớm muộn. Sau tất cả, chị Lý ngẫm lại: “Chặng đường gian nan và mệt mỏi nhất mình đã vượt qua. Thật sự, nếu không liều mua nhà, mình nghĩ sẽ vẫn chỉ có 300 triệu đồng tích lũy sẵn, nếu tích lũy giỏi cũng chỉ được thêm ngần ấy nữa còn sẽ tiêu xài hết. Chỉ vì thiếu nợ và phải vượt qua áp lực thì mình mới có được cái mà nhiều mẹ đơn thân khác không có”.

Bởi vậy, càng trong hoàn cảnh khó khăn, người ta càng tìm ra nhiều cách để phấn đấu, để tìm đến phía có ánh sáng. Và quan trọng, đừng bao giờ bằng lòng với số phận, chấp nhận số phận, bởi nếu không thử thách bản thân, đôi khi, bạn sẽ không bao giờ biết được năng lực của mình đến đâu. Khổ tận cam lai, chỉ cần cố gắng thì sẽ có thành quả.

Và quan trọng hơn hết là nếu đã quyết tâm mua nhà hay một thứ tài sản giá trị nào đó, các mẹ phải vạch kế hoạch rõ ràng, nếu buộc phải ép mồm ép miệng, nhịn ăn nhịn mặc thì nhất quyết phải thực hiện cho bằng được, vì nếu gục ngã giữa chừng, tiền lãi ngân hàng đội lên cao, các mẹ có khi phải bán tháo nhà trả nợ. Và cũng nên cẩn thận lập thêm kế hoạch dự trù để nhỡ kế hoạch này thất bại thì có kế hoạch khác chứ không để mình rơi vào thế bị động rồi nợ chồng nợ nhé!

Chúc các mẹ thành công với kế hoạch của mình!

Nguồn: Tổng hợp