Sinh cu Bon là "tập đầu" nên em rất lúng túng không biết nên đưa con đi tiêm phòng ở đâu uy tín, vì em nghe nói trẻ em tiêm xong hay bị sốt, thậm chí không cẩn thận còn nguy hiểm tới tính mạng. Tìm hiểu khắp nơi, cuối cùng may mắn được bà chị đồng nghiệp mách cho vài địa chỉ, chị ấy đã nuôi 3 con nhỏ giờ đứa nào đứa nấy đều lớn phổng phao nên rất có kinh nghiệm về việc này.


Nghe chị khuyên xong em thấy tự tin hơn hẳn. Lúc đưa con đi tiêm mới thấy mọi thứ đơn giản hơn mình tưởng, thủ tục rất nhanh chóng, không cần chờ lâu. Không biết nhờ bác sĩ tiêm khéo hay do em chăm tốt mà Bon trộm vía lần nào đi tiêm cũng không ốm sốt gì cả.


Thấy rất nhiều mẹ vào Webtretho thắc mắc về địa điểm đưa con đi tiêm, em xin phép tổng hợp lại những địa điểm tốt nhất mà mình biết cho các mẹ tham khảo, rồi lựa chọn nơi nào gần nhà, thuận tiện nhất để đưa con đi tiêm nhé!


1. Trung tâm tiêm chủng vacxin VNVC



Địa chỉ: 180 Trường Chinh, Quận Đống Đa


Giờ làm việc: Sáng: 8h00 - 12h00, Chiều: 13h00 - 17h00


Điện thoại: 0243 8824 666



2. Trung tâm y tế dự phòng:



Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội


Điện thoại: (04) 39 035 688 / 37 730 268


3. Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng



Địa chỉ: 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội


Điện thoại: Phòng tiêm chủng: (04) 39717694 / 39723173 máy lẻ 0


4. Phòng tiêm chủng SAFPO



Địa chỉ: 135 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội


Điện thoại: (04) 3972 7071 - Hotline: 0988 7777 00


5. Bệnh viện Việt Pháp:



Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội


Điện thoại: 04 3577 1100


6. Bệnh viện Nhi Trung ương:



Địa chỉ: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội


Điện thoại: 04 3834 3700


7. Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế



Phòng Tiêm Chủng Quốc Tế: Số 3 Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội


Điện thoại: (04) 3733 9803


Trung tâm tiêm phòng: 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội


Điện thoại: (04) 3768.5512


NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI ĐƯA CON ĐI TIÊM PHÒNG



- Bố mẹ cần tránh cho trẻ ăn hoặc bú quá no, tuy nhiên cũng không nên vì vậy mà để trẻ đói bởi điều này có thể sẽ khiến trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.


- Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, mẹ hãy cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác hơn trong quá trình tiêm phòng.


- Mẹ cần mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của trẻ, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó.


- Trước khi tiêm, ba mẹ đừng quên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe của trẻ, có bị suy dinh dưỡng, có mắc bệnh cấp tính (như sốt, viêm phổi, viêm phế quản...), tiền sử bệnh tật, dị ứng với thuốc, hóa chất, thức ăn...


- Nếu ở những mũi tiêm trước trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt..., mẹ nên báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời trong tình huống khẩn cấp.



Hình ảnh chỉ mang tính minh họa



BÀI ĐƯỢC YÊU THÍCH


Mang bầu nhất định phải được chồng dẫn đi ăn hết 7 quán ăn vặt NGON - BỔ - RẺ này, lại đảm bảo vệ sinh cho cả 2 mẹ con "khỏe re" luôn nhé


Con mới sinh có lông mày MỜ TỊT, mẹ chỉ cần "làm phép" thế này là thấy ngay 2 hàng LÁ LIỄU đen mượt, ai nhìn cũng mê


3 cách dễ ợt để BẮT SỐNG anh hàng xóm đang DÙNG CHÙA WIFI nhà mình, để không vừa mất tiền lại còn bị nói là...ngu


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/10/viGXokagGL-202x360.jpg