Rất ít người nhận ra rằng việc rửa bát liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, chính vì thế mà nhiều người vô tư mắc sai lầm khi rửa bát mà không hề hay biết.


Rửa bát đũa vốn được coi là việc 'vặt' trong nhà, ấy thế mà nó lại quan trọng chẳng khác bất cứ 'việc chính' nào. Nếu chúng ta làm sai cách thì không làm bát sạch đi mà còn... bẩn và độc thêm, thậm chí còn đem chất hóa học từ nước rửa bát vào người gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.



Dưới đây là 5 sai lầm 'muôn thuở' mà nhà nào cũng mắc phải khi rửa bát, hãy thay đổi trước khi quá muộn nhé.




1. Đổ thẳng nước rửa chén lên bát đĩa


Sai lầm khi rửa bát mà chị em nào cũng mắc phải đó chính là đổ luôn nước rửa chén vào bát đĩa vì nghĩ như vậy mới nhanh sạch. Việc này khiến lượng hóa chất bám lại trên bát đĩa sẽ nhiều hơn, khó làm sạch hơn và đương nhiên chúng cũng gây hại cho sức khỏe hơn.


Để đảm bảo an toàn cho cả nhà, chị em hãy pha loãng xà phòng, đánh tan bọt rồi mới dùng nhé.



2. Ngâm bát đĩa lâu trong nước rửa chén


Nếu gặp phải những chiếc nồi, chảo khó rửa ngay, chúng ta thường đem ngâm trong nước rửa bát để chúng bở ra, dễ cọ sạch. Nhưng hóa ra đây cũng là một cách rửa bát sai lầm, khi bị ngâm lâu trong nước rửa chén, chúng sẽ bị hóa chất ngấm sâu, rất khó để rửa sạch hoàn toàn.



Thay vào đó, các bà nội trợ nên ngâm nồi, chảo, bát với nước nóng, chúng sẽ dễ rửa hơn nhiều mà lại cực an toàn.


3. Sau khi ăn cơm để bát đĩa chồng đống lên nhau



Ăn cơm xong, mọi nhà đều chồng đống bát đũa lại khiến chúng dính bẩn sang nhau, làm cho việc rửa bát tăng gấp đôi.


Để giảm thiểu việc dùng xà phòng rửa chén, mọi người nên phân loại bát không dính dầu mỡ và có dính dầu mỡ. Đối với bát không có dầu mỡ thì nên rửa trước còn bát dính dầu mỡ rửa sau. Đối với hộp đựng đồ sống và đồ rau củ bạn cũng nên phân loại tương tự.




4. Không chờ bát đũa khô đã cất



Sai lầm mà 90% người Việt mắc phải khi rửa bát đó chính là cất bát ngay khi nó còn đang ướt khiến các vi sinh vật tăng trưởng mạnh. Các vi sinh vật này có thể lây lan qua đồ ăn rồi từ đó xâm nhập vào cơ thể, gây ra 1 số chứng bệnh.



Nếu bạn lo lắng chuyện nồi xoong gỉ sắt thì sau khi rửa nên dùng giấy ăn thấm khô nước. Bên cạnh đó, mọi người nên cẩn trọng 1 số đồ như đũa, thớt dễ sinh ra độc tố gây ung thư gan.



5. Miếng rửa bát dùng lâu không thay



Miếng rửa bát tiếp xúc với bát bẩn nhiều ngày liền cho nên tỷ lệ vi khuẩn bám trên chúng cũng không hề ít. Bạn nên thường xuyên thay miếng rửa bát mới, nếu có điều kiện thì tuần nào cũng nên đổi 1 lần.



Ngoài ra, khăn lau nên phân ra riêng từng loại: cái nào lau bát, cái nào lau thớt, lau dao, lau xoong... để tránh việc vi khuẩn lan truyền qua nhau.