Thật sự nhiều khi em thấy câu ‘bệnh từ miệng mà ra’ là chuẩn quá trời luôn ấy. Nhiều người em thấy miệng kêu độc lắm hại lắm nhưng cũng miệng ấy lại cứ ăn liên tục. Thậm chí nhé dù có đưa ra cảnh báo rồi thì không ít người vẫn vô tư ăn xong tới lúc bị bệnh thì mới trắng mắt ra.

Nãy em mới thấy có bác sĩ lên báo chia sẻ về thói quen ăn uống gây bệnh của người Việt. Em cá là có tới 90% người đều có mấy thói quen này đấy các chị.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Chuyên gia chỉ ra lỗi sai trong ăn uống của người Việt

Theo PGS. TS. BC Trần Đình Toán (Viện trưởng viện dinh dưỡng lâm sàng, Uỷ viên Hội đồngdinh dưỡngvà thuốc Ban Bảo vệsức khỏeTrung ương) cho biết, trong 20 năm trở lại đay cơ cấu bệnh tật có liên quan tới dinh dưỡng đang có sự thay đổi. Các bệnh mãn tính không lây không tăng nhưng các bệnh liên quan trực tiếp tới chế độ ăn uống thì tăng vù vù. Đó là do người Việt đang có những thói quen xấu sau:

+ Ăn quá mặn:

Theo PGS. TS Toán, chế độ ăn mặn có liên quan tới bệnh tăng huyết áp. Tổ chức y tế thế giới đã từng ra khuyến cáo, mỗi người không nên ăn quá 5gr muối/ngày. Với những người lớn tuổi, bị mắc bệnh tim mạch, bệnh thận thì nên ăn ít hơn con số này. Trong khi đó, người Việt hiện tại đang ăn trung bình 9 – 10gr muối/ngày. Đặc biệt, ở những nơi giáp biển, vùng làm muối thì người dân còn ăn nhiều hơn 10gr/ngày.

Một nghiên cứu của Nhật đã chứng minh, những người ăn nhiều hơn 5gr muối/ngày thì có khả năng bị cao huyết áp lớn hơn bình thường. Ngay ở Viện dinh dưỡng quốc gia nước ta cũng đã tiến hành nghiên cứu trên nhóm người thuộc dải đất miền Trung. Kết quả cho thấy, ở khu vực này tỷ lệ người bị cao huyết áp cũng cao hơn hẳn.

Số liệu thống kê cho thấy, ở Việt Nam tính từ độ tuổi 15 thì cứ 3 người sẽ có 1 ngươi bị cao huyết áp. Đối với những người cao tuổi thì con số này tăng lên, cứ 2 người sẽ có 1 người bị cao huyết áp. Tình trạng này rất nguy hiểm vì cao huyết áp chính là nguyên nhân gây tai biến, đột quỵ gây tử vong.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

+ Ăn nhiều chất bột đường như cơm

Khi nạp quá nhiều chất bột đường vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng thừa năng lượng dẫn tới thừa cân, béo phì. Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 5% người bị tiểu đường (khoảng 5 triệu người). Bệnh này hầu hết do thói quen ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt, dầu mỡ mà không chịu vận động.

Trước kia, người ta vẫn xem cơm là chính, càng ăn được nhiều cơm thì càng khỏe. Tuy nhiên, thời đó các cụ chỉ có cơm gạo chứ làm gì đã có nước ngọt, đồ ăn nhanh. Hơn nữa, ngày xưa các cụ đa phần là làm lao động tay chân nên dù ăn nhiều cơm nhưng không có ngồi một chỗ như chúng ta hiện tại. Còn ngày nay, ngoài ăn cơm chúng ta còn bao nhiêu đồ ăn nữa, nào đủ loại trà sữa, nước ngọt, đồ ăn nhanh, thịt lợn, thịt bò… Vì vậy, cùng xem cơm là đồ ăn chính nhưng ngày nay số người bị tiểu đường cao hơn hẳn.

Theo ông Toán, người dân nên ít ăn tinh bột (cơm) đi, chỉ nên ăn vào khoảng 50 – 55% năng lượng khẩu phần hoặc ít người. Những người bị thừa cân, béo phì thì nên ăn ít hơn nữa. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên bỏ hoàn toàn tinh bột. Bởi, mỗi người cần ít nhất khoảng 50% chất đường bột để cung cấp năng lượng và tạo dựng các tế bào trong cơ thể.

+ Ăn thức ăn nhanh

PGS. TS Toán cho biết, hiện nay hầu hết mọi người đều tìm đến thức ăn nhanh như một giải pháp để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, điều này lại là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh chuyển hóa. Bởi, đồ ăn nhanh thường giàu năng lượng. Chúng tích lũy trong cơ thể và gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Đây cũng là tiền đề cho rất nhiều căn bệnh khác phát triển.

Do đó, vị chuyên gia này khuyên mọi người tốt nhất nên có chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe?

Theo PGS. TS Toán, mọi người cần:

+ Ăn sáng đúng giờ.

+ Ngủ đủ giấc

+ Không uống rượu bia, nước ngọt, thức ăn nhanh.

+ Thay đổi thực đơn hàng ngày để tạo cảm giác ngon miệng và có sự đa dạng các chất.

+ Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế thịt, bớt cơm.

+ Chăm tập luyện thể dục, thể thao.

Nguồn: Tổng hợp