Sáng sớm ngày ra đã hãm, chuyện là vừa nghe tin nhà tôi sắp làm đám cưới cho con trai, mấy bà hàng xóm nhiều chuyện bắt đầu hỏi kháy:

‘Nghe nói cậu Lâm nhà mình sắp lấy vợ à? Đẹp trai có tài thế chắc chắn là phải lấy gái phố rồi. Sau nhớ mời tôi đấy nhé’.

‘Thôi bà đừng nhắc, tôi mối cho mấy đám ngon lành mà có chịu đâu, ăn phải bả của con nhà quê giờ nằng nặc đòi cưới’.

‘Ô thế bao năm sống ở thành phố cuối cùng lại về lấy gái quê à’.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Càng nghe hàng xóm khích đểu tôi lại càng tức, con mình ngu dại thì phải chịu thôi. Nhà tôi là người Hà Nội, tuy không phải gốc nhưng cũng có cái hộ khẩu ở nơi đất chật người đông này mấy chục năm rồi. Thế mà thằng con trai lại đâm đầu vào đứa con gái xuất thân nông dân, bố mẹ quanh năm chỉ có ruộng đồng.

Ngày con trai dẫn bạn gái về giới thiệu, tôi đã không ưng ý vì muốn nó lấy vợ gần, nói thẳng ra là lấy vợ cùng ở thành phố cho tiện mọi đường.

 "Giờ còn chưa con cái chưa thấy vất vả thôi, sau này Tết nhất, giỗ chạp…về quê vợ xa xôi, lúc ấy mới thấy mình dại" – tôi khuyên nhủ con trai.

Thậm chí tôi còn tốn cả trăm triệu đi thỉnh thầy giải ‘bùa yêu’ thế mà chúng nó vẫn dính lấy nhau. Biết tôi không đồng ý cưới, con trai còn tuyên bố:

‘Mẹ không đứng ra lo cưới thì con tự lo hết. Lúc ấy người mất mặt chỉ là mẹ thôi’.

Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời thôi, tôi đành chấp nhận cuộc hôn nhân của con trai nhưng trong lòng không lấy làm thoải mái. Mọi thứ tôi chỉ chuẩn bị qua loa cho có, khách khứa cũng mời ít vì vui vẻ gì đâu mà mời nhiều.

Tôi định mua được 2 chỉ vàng để trao cho con dâu. So với hàng xóm quanh đây là ít nhưng nhà quê như nó chắc gì đã có vàng trao. Nhưng sau sợ 2 chỉ thì ê mặt với mọi người quá nên tôi lại thay bằng cái kiềng ‘giả’ 5 chỉ’, cho oai.

Đám cưới cuối cùng cũng diễn ra nhưng bất ngờ là khi về đón dâu ai cũng nức nở khen nhà gái. Ở trong nhà, tôi nghe mấy bà hàng xóm nói vọng vào:

‘Ô thấy bà Hoa chê nhà gái quê mùa mà trông họ sang trọng gấp cả chục lần bên này ý nhỉ'.

‘Ừ, cứ chê họ khéo chả bằng 1 góc của người ta’,

Dẫu vậy tôi vẫn bĩu môi coi thường và cho rằng khéo bên đó ra vẻ chứ thực chất chả có gì. Cho đến khi thấy bố mẹ cô dâu lên trao vàng thì ai ở hội trường, kể cả tôi cũng lóa mắt. Họ trao cho con rể và con gái đều như nhau, mỗi người 3 cây vàng. Bố cô dâu còn nói vui: “Tôi cho đều không chúng lại tị nhau” làm cả hội cưới vỗ tay rầm rầm.

Tôi nhìn mà phát ngượng. Hóa ra quê cũng có người này người kia. Thôi mai chắc tôi sẽ tìm cách lấy lại vàng cưới để đổi thành vàng thật chứ không thì ngượng với con lắm.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn Internet