Không biết các mẹ thế nào nhưng riêng quan điểm của em là chỉ nên lấy chồng, lấy vợ khi có nguồn thu nhập ổn định và khi đã có một chút tiền tiết kiệm trong tay. Bởi hôn nhân thật sự không đơn thuần chỉ là 2 người về chung sống cùng nhau, lo cơm ăn áo mặc hàng ngày.

Lương vợ chồng 20 triệu, để mua được nhà 'an cư lạc nghiệp': Mẹ phải biết co kéo khôn khéo

Hôn nhân phức tạp và có vô vàn thứ phát sinh, nhất là khi có con. Bởi vậy, nếu không vững vàng về kinh tế thì hôn nhân đôi khi sẽ trở thành gánh nặng, và người khổ nhất chính là con cái chúng ta. Thậm chí có đôi, em còn thấy họ tự tiết kiệm tiền để tổ chức đàm cưới chứ không phụ thuộc vào bố mẹ. Mà rõ ràng là cặp nào tự lập tài chính, không phải xin thêm phụ huynh thì cuộc sống hôn nhân cũng bền vững hơn, âu là ba mẹ 2 bên khá giả có cho thêm thì quý chứ đừng giữ quan điểm cưới vợ cười chồng về đẻ con để ông bà nuôi, cặp nào có suy nghĩ này thì dễ tan đàn xẻ nghé lắm nha.

Tiện đây em chia sẻ một câu chuyện về cặp vợ chồng thu nhập 10 triệu/tháng nhưng vẫn phải xin bố mẹ thêm 2-3 triệu mới đủ sống để thấy rằng việc chuẩn bị kinh tế vững vàng quan trọng như thế nào.

Đó là câu chuyện của vợ chồng anh Tuấn, chị Thúy ở Long Biên, Hà Nội. Anh chị đã kết hôn được 2 năm và có một con gái nhỏ hơn 1 tuổi. Ai sống ở Hà Nội đều hiểu, để cáng đáng cho một gia đình có con nhỏ đi thuê nhà, vợ chồng phải có mức thu nhập khá trở lên mới chống đỡ nổi.

hình ảnh

Nguồn: Pháp luật và bạn đọc

Anh Tuấn là nhân viên kỹ thuật tại siêu thị điện máy, mức lương 10 triệu/tháng cũng được xem là khá ổn. Tuy nhiên, chị Thúy từ khi mang bầu tháng thứ 4 thì phải xin nghỉ làm vì quá nghén, chị nghỉ để chăm con đến giờ không làm ra thu nhập, ở nhà chồng nuôi hoàn toàn.

Vậy là chi tiêu của cả gia đình trông chờ vào 10 triệu tiền lương hàng tháng của anh Tuấn. Thế nhưng dù chị Thúy đã rất tằn tiện, mỗi ngày chỉ dám tiêu 100 nghìn đồng tiền ăn cho 3 người, đồ ngon chẳng dám mua nhưng có quá nhiều thứ phát sinh khác.

Nào là con nhỏ hay đau ốm phải đi khám, lấy thuốc hay ở quê hoặc nơi làm việc của chồng thường xuyên có những việc ma chay, cưới xin, sinh nhật... Do đó, những lúc như vậy, chị Thúy cũng thường gửi tiền mừng, tiền lễ nhờ đi thăm viếng hộ nếu không đi được.

Riêng khoản tiền sữa và đồ ăn vặt cho con cũng tốn rất nhiều rồi. Bởi thế, chưa tháng nào chị Thúy chi tiêu đủ. Cụ thể, chi tiêu của gia đình anh chị như sau:

- Tiền thuê phòng trọ: 2,5 triệu đồng

- Tiền điện nước: 500-1 triệu đồng/tháng (tháng mùa hè do bật điều hòa nhiều nên tiền điện nước thường tăng lên gấp đôi)

- Tiền gas: 150 ngàn đồng (2 tháng hết 1 bình gas nên tính ra tiền gas như vậy)

- Tiền ăn: 4 triệu đồng/tháng

- Tiền xăng xe, điện thoại: 500 nghìn/tháng

- Tiền chi tiêu cưới hỏi, ma chay, con ốm: 2 triệu

- Tiền mua sữa và đồ ăn vặt cho con: 2-3 triệu

Tổng: 12-13 triệu đồng/tháng.

Vậy là mỗi tháng vợ chồng chị còn thiếu tận 2-3 triệu tiền chi tiêu. Khoản này được mẹ chồng chị bù thêm coi cho cháu tiền mua sữa và đồ ăn vặt.

hình ảnh

Từ hồi lấy nhau, vợ chồng chị chưa dám đi ăn hàng hay tính đến chuyện đi du lịch. Ảnh minh họa

Chị Thúy buồn rầu tâm sự: “Mẹ chồng mình chỉ ở quê làm ruộng thôi nhưng thương con cháu nên hàng ngày bà trồng thêm rau, chăn nuôi gà vịt bán. Mỗi tháng bà nội của cháu thường gửi lên cho vợ chồng mình 2-3 triệu để hỗ trợ các con chi tiêu thêm. Thật lòng mình không muốn nhận viện trợ của bà chút nào. Nhưng nếu không nhận thì không biết xoay xở ra sao”.

Kinh tế bí bách, chị Thúy từng nghĩ đến việc đi làm nhưng suy đi tính lại, lương chị cũng chỉ vừa đủ để thuê người trông con, hơn nữa giao con nhỏ cho người khác thì vợ chồng chị không yên tâm, cộng thêm dịch bệnh nên chị quyết định vẫn chưa thể đi làm thời điểm này.

Khó khăn nên từ hồi lấy nhau, vợ chồng chị chưa dám đi ăn hàng hay tính đến chuyện đi du lịch. Bởi được đồng nào chi tiêu hà tiện nhất có thể. Dư ra được ít nào thì con ốm, lại đập hết vào tiền thuốc thang: “Có lẽ phải đợi khi con lớn, mình đi làm trở lại mới mong chấm dứt được viện trợ từ bà nội cháu”, chị Thúy chia sẻ.

Bởi vậy, dù bất kỳ là ai, khi còn trẻ có thể vui chơi hết mình nhưng cũng nên có ý thức tích cóp cho tương lai. Nhất là trước khi bước chân vào cuộc sống hôn nhân, cần chuẩn bị thật kỹ càng kinh tế, không chỉ là cho bản thân, cho cuộc sống hôn nhân thuận lợi mà còn là cho con trẻ một cuộc sống đủ đầy, không bị thiệt thòi chúng bạn các mẹ nhé.

Nguồn: Tổng hợp