Vừa rồi lực lượng cảnh sát giao thông tổ chức đợt tổng kiểm soát trên toàn quốc, xử phạt các lỗi thường gặp trong đó có lỗi nồng độ cồn là phạt nặng nhất.

>>> Uống rượu say xỉn về đánh vợ, gã cha ở Kon Tum còn đá con gái 3 tuổi gãy chân xong bỏ trốn

Vậy mà hết đợt tổng kiểm soát, nhiều người thờ ơ, bỏ qua, bất chấp tính mạng của mình và những người đi cùng, có biết bao nhiêu vụ tai nạn xảy ra mà lỗi là do người lái xe uống rượu bia.

hình ảnhẢnh chụp trang VTC News

Mới đây nè, theo nguồn tin từ VTC News, ngày 10/7/2020, ở Quảng Ninh đã xảy ra vụ tai nạn thảm khốc làm 4 người thiệt mạng. Cụ thể là trên chiếc ô tô có 5 người, thì 4 người đã qua đời, chỉ duy nhất tài xế sống sót, cũng là kẻ gây ra tai nạn thảm khốc này.

Sau khi vụ tai nạn thương tâm xảy ra thì Công an kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở của tài xế này là 0,9mg/lít khí thở, âm tính ma túy. Đáng thương nhất là hậu quả của vụ tai nạn làm 4 người chết này có 2 trẻ nhỏ.

Khổ ghê, đã nói là uống rượu bia thì đừng lái xe, chỉ sau cuộc vui rượu chè mà đánh đổi tới 4 mạng người, trong đó có trẻ em thì quả là đáng trách. Biết bao nhiêu vụ chết oan cũng chỉ vì tài xế uống rượu khi lái xe.

Từ ngày 01/01/2020, khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực, đã nâng mức xử phạt vi phạm lỗi nồng độ cồn khi lái xe lên rất nhiều, vậy mà thống kê cho thấy từ đầu năm đến giờ, Cảnh sát giao thông đã xử phạt hàng trăm ca.

hình ảnh


Ảnh trái: Hiện trường vụ tai nạn. Nguồn: VTC News. Ảnh phải: Nơi xảy ra vụ tai nạn không có rào chắn. Nguồn: Báo Thanh Niên

Cụ thể, đối với người lái ô tô có sử dụng rượu bia, tùy theo mức nồng độ cồn, mà tiền phạt khác nhau, từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng, từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng, từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng, chưa kể còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, cao nhất có thể lên đến 24 tháng.

Đáng chú ý là nếu hành vi sử dụng rượu bia khi lái xe gây tai nạn chết người, có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Mức án có thể phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm và phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, tài sản cho nạn nhân theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

Đối chiếu trường hợp thực tế này, tài xế lái ô tô lao xuống biển ở Quảng Ninh có thể phải chịu khung hình phạt cao nhất là từ 07 năm đến 15 năm tù. Và có thể bị cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm, và phải bồi thường thiệt hại theo quy định vừa nêu trên.

Từ vụ tai nạn thương tâm này, nhiều chị em lần nữa khẩn thiết xin các anh chồng đã uống bia rượu thì đừng lái xe, chưa cần các anh phải cai rượu bia bây giờ đâu, chỉ cần nhớ là uống rượu bia thì đừng lái xe thôi. Thấy nhiều người chết mà tội quá, cũng chỉ vì lỗi uống rượu bia mà ra.

hình ảnhẢnh: Sau vụ tai nạn, nhà thầu mới thi công tôn chắn. Nguồn: Báo Thanh Niên

Thêm nguồn thông tin từ báo Thanh Niên nữa là một phần nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn này nữa là do công trình đường đang thi công, phía đơn vị thầu không đặt biển báo xây dựng, cũng như đèn cảnh báo và các tín hiệu phản quang để người đi đường chú ý. Tài xế này đã sẵn hơi men trong người lại thêm đường sá không có rào chắn, cảnh báo, mưa mù làm che hết lối đi, nên đã lao thẳng xuống biển làm chết những người đi cùng. Vì thế, nhiều nhận định rằng, bên cạnh việc xử lý trách nhiệm của tài xế này, còn phải xử luôn trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng khu vực nơi xảy ra tai nạn.

Tổng hợp