Loại quả này chủ yếu chỉ có ở vùng núi Tây Bắc.

Theo trang Dân Trí mình đọc được, loại na rừng này có giá đắt đỏ, gấp 3 lần với na thường, đã vậy dân tình mua về “không ăn, chỉ để ngửi”. Ấy vậy mà họ vẫn săn lùng mua.

hình ảnhẢnh chụp trang Dân Trí. 

Được biết mỗi trái na nặng chừng 5 đến 7 lạng, có quả nặng hơn 2 đến 3 kg, giá bán dao động từ 150 ngàn đồng đến 250 ngàn đồng, tuy ăn không ngon nhưng na vẫn được khách tìm mua vì giá trị dược liệu cao. Loại quả này còn có nhiều cái tên khác nhau như chí chuôn chua, xưn xe, tè khửn, cơm nắm.

Khách du lịch có thể bắt gặp và mua loại quả này từ người dân địa phương khi đến các tỉnh miền Bắc. Vào mùa, loại quả này được bán đầy các chợ địa phương, trải dọc bên đường các điểm du lịch. Vài năm gần đây, nhiều người tìm mua về để làm thuốc, chữa bệnh nên thương lái thu gom, chuyển xuống cho cả người miền Trung, miền Nam để bán cho khách có nhu cầu.

Mùa thu hoạch của loại quả này là từ tháng 6 đến hết tháng 10 hàng năm, có 2 loại là na trắng và na đỏ. Na trắng có màu vàng nhạt hoặc khe múi hơi đỏ, còn na đỏ thì toàn thân đỏ tươi, mùi rất thơm.

Người dân địa phương cho biết việc khai thác này rất khó khăn, do na mọc trong cách rừng sâu, là loại cây thân leo, mọc vào những cây thân gỗ lớn. Muốn hái ra phải là người đi rừng giỏi, am hiểu địa bàn, đôi khi phải đi nhiều ngày mới hái được.

Đáng chú ý, không chỉ quả mà rễ, thân cây này cũng được nhiều thương lái Trung Quốc hỏi mua, phải có cảnh báo vận động người dân không được khai thác quá mức để làm mất giống cây.

hình ảnh


Ảnh trái: Trái na rừng “khổng lồ” có trọng lượng tới 2-3kg. Nguồn: Dân Trí. Ảnh phải: Ruột na màu đỏ. Nguồn: Vietnamnet. 

Dù có vị thơm, nhưng na từng ăn không ngon, trung bình một quả thường nặng từ 4 đến 7 lạng, có quả nặng từ 2 đến 3kg với giá dao động từ 150 ngàn đồng đến 250 ngàn đồng/kg, nên tính ra, có quả lên tới bạc triệu.

Trên thị trường, na trắng có giá rẻ hơn do ít giá trị về dược liệu. Theo một đầu mối thu mua na rừng đỏ, năm nay thu hoạch ít hơn lại thêm cuối mùa, nên giá na rừng cao hơn, muốn mua là phải đặt hàng trước mới có.

hình ảnhẢnh: Hạt na được ép chân không, tiện chuyển về xuôi. Nguồn: Vietnamnet. 

Điều kiện để khai thác, hái loại na này khó khăn, lại thêm giá trị dược liệu lớn, chính vì lý do đó là mà dù chỉ để ngửi, chứ không ăn nhưng na vẫn có giá rất đắt đỏ, gấp 3 lần na thường.

Nãy giờ nói giá trị dược liệu lớn, nhưng chắc nhiều mẹ sẽ tò mò, đó là quả na rừng có thể trị phong thấp, làm thuốc trị an thần, chứng mất ngủ, giúp điều hòa khí huyết, hồi sức. Đặc biệt, mẹ có thể dùng loại quả này đem ngâm rượu, là bài thuốc bổ dương hiệu quả, chuyên trị bệnh yếu sinh lý mà người Mông hay dùng, còn gọi là rượu Tứn Khửn, một loại thần dược phòng the.

hình ảnh


Ảnh: Na rừng đỏ có giá trị dược liệu cao, có quả tới cả bạc triệu vẫn được khách tìm mua nhiệt tình. Nguồn: Dân Trí. 

Tìm hiểu thêm trên trang VTV mới biết, ở Việt Nam chưa có tài liệu nào nghiên cứu rõ về công dụng của na rừng, nhưng ở Trung Quốc đã có nhiều nghiên cứu. Loại quả này được dùng để làm thuốc thang chữa phong thấp, ăn uống kém, phụ nữ hãm uống sau sinh đẻ để chống hậu sản.

Thêm nữa rễ cây được thu hái quanh năm, rửa sạch, thái phiến rồi phơi khô dùng dần, nó có tác dụng trị viêm ruột mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày và hành tá tràng. Phong thấp đau xương, đau bụng trước hành kinh, hậu sản. Liều dùng được hướng dẫn là sắc 15 đến 30g rễ khô lấy nước uống.

Vỏ thân, vỏ rễ của cây này cũng dùng để làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa, giảm đau bằng cách sắc 16g hoặc ngâm rượu uống.

hình ảnh


Ảnh: Vỏ thân cây na rừng. Nguồn: VTV. 

Do giá trị kinh tế lẫn dược liệu cao mà loại cây quả này mang lại, nên được dân chúng săn lùng, khiến cho việc khai thác quá mức đáng phải báo động.

Cho nên dùng thứ gì bổ cũng cần có liều lượng vừa phải, bổ quá coi chừng hại sức khỏe, lại thêm ảnh hưởng môi trường nha mẹ.  

Tổng hợp