Có câu “cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”, bởi đây là ngày Rằm đầu tiên trong năm mới mang ý nghĩa vía Phật, tất cả những may mắn nhất đều ở ngày này. Cho nên, vào ngày này dù bận bịu cách mấy cách các mẹ cũng phải làm mâm cỗ dâng cúng Phật, tổ tiên để bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng với bề trên và những người đã khuất nhằm cầu mong một năm mới nhiều sức khỏe, bình an, tốt lành đến với cả gia đình. Và thật ra cúng kiến phải biết chọn khung giờ, chứ không phải tùy hứng. Vì vậy, mẹ nào chưa có kinh nghiệm thì có thể tham khảo thông tin dưới đây để thực hiện trang nghiêm, chuẩn xác. Bởi lẽ em đã từng là một đứa “gà mờ” trong việc cúng kiến, sau này nhờ chịu khó lên mạng tìm hiểu thêm mới tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và giờ chia sẻ lại với các mẹ nè.

Ngày vía Thần Tài đi mua vàng, sau 1 đêm giảm gần 1 triệu/lượng: Chưa thấy tài đã tức vì lỗ

Từ xa xưa, mọi người hay bảo nhau chọn giờ Ngọ (từ 11h - 13h) cúng kiến là tốt nhất. Bởi lẽ đây được cho là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ. Còn nếu trường hợp các mẹ quá bận rộn, không kịp hay không tiện cúng giờ Ngọ thì có thể chọn khung giờ khác là giờ Thìn (7h-9h) hoặc giờ Mùi (13h-15h) cũng tốt không kém đâu nhé, nên cứ sắp xếp sao cho tiện, cúng kiến thành tâm thôi.

hình ảnh

Ảnh minh họa - nguồn internet

Sau khi đã biết chọn được khung giờ cúng rồi thì việc tiếp theo các mẹ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng cho đầy đủ, gồm: mâm cỗ cúng Phật và mâm cúng gia tiên.

Mâm cỗ cúng Phật

Lễ vật để dâng lên cúng Phật vào rằm tháng Giêng thường là hoa quả, xôi chè, các món chay thanh đạm nhưng làm sao phải đảm bảo 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: đỏ (hỏa), xanh (mộc), đen (thổ), trăng (thủy), và vàng (kim). Nguyên liệu cho mâm cỗ chay thường là các món được chế biến từ rau củ xào hoặc luộc, có thể có thêm bánh trôi nước với mong muốn cả năm mọi việc đều trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy nhé.

hình ảnh

Ảnh minh họa - nguồn internet

Mâm cỗ cúng gia tiên

Mâm cỗ cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, khá giống với mâm cỗ dành cho ngày Tết. Mâm cỗ thường có 4 bát, 6 đĩa hoặc có thể là nhiều hơn. Trong đó 4 bát bao gồm: Bát măng hầm, bát bóng thả, bát miến, bát mọc. 6 đĩa bao gồm: Thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và nước chấm. Ngoài ra trong mâm cỗ cúng còn có thêm cơm tẻ là lương thực ăn hàng ngày. Mâm cỗ có cả nếp lẫn tẻ, có âm có dương đầy đủ để sinh sôi nảy nở đấy ạ.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo