Mấy bữa giờ cứ nghe dân mạng rần rần vụ tiền điện, thiệt là mệt quá đi à. Để xem sắp tới tiền điện sinh hoạt sẽ thay đổi thế nào.

Mà mình nghĩ cách tính tiền điện, cái nào có lợi do dân thì làm thôi, sao phải 2, 3 các tính để rồi phải ngồi lại so sánh, cân đo đong đếm xem cái nào lợi thì chọn.

Mới đây, Bộ Công thương đã triển khai nghiên cứu đề xuất về cơ cấu biểu giá bán điện lẻ. Theo đó, đang lấy ý kiến 2 phương án tính tiền điện như sau:

Phương án 1: Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc

- Ghép bậc 1 và bậc 2 hiện hành thành 1 bậc mới, từ 0 đến 100 kWh, giác bậc 1 vẫn giữ nguyên như hiện hành. Giữ nguyên giá đối với bậc từ 101 – 200 kWh. Ghép các bậc từ 201 – 300 kWh với 301 – 400 kWh thành bậc mới. Tách bậc thang trên 401 kWh thành 2 bậc mới là 401 đến 700 kWh và trên 700 kWh.

hình ảnh


Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Người Lao Động. 

- Sau khi cơ cấu lại biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt như sau:

Bậc 1 (từ 0 – 100 kWh): 1.846 đồng/kWh (bằng 90% giá bán lẻ điện bình quân)

Bậc 2 (từ 101 – 200 kWh): 2.215 đồng/kWh (bằng 108% giá bán lẻ điện bình quân)

Bậc 3 (từ 201 – 400 kWh): 2.892 đồng/kWh (bằng 141% giá bán lẻ điện bình quân)

Bậc 4 (từ 401 – 700 kWh): 3.281 đồng/kWh (bằng 160% giá bán lẻ điện bình quân)

Bậc 5 (trên 701 kWh): 5.619 đồng/kWh (bằng 274% giá bán lẻ điện bình quân)

Phương án 2: Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc như trên và giá bán lẻ điện một giá, hiện tại đề xuất là 2.974 đồng/kWh (bằng 145% mức giá bán lẻ điện bình quân ở thời điểm hiện tại).

* Chú thích giá bán lẻ điện bình quân hiện nay theo Quyết định 648/QĐ-BCT năm 2019 là 1.864,44 đồng/kWh. Mức giá trên đã tính luôn cả thuế giá trị gia tăng luôn rồi đó nha.

Nghe nói, tính theo biểu giá bán lẻ điện thì giá 4 bậc đầu tiên sẽ không tác động nhiều đến các hộ dùng điện ở mức dưới 700 kWh và các khách hàng có thu nhập thấp hoặc trung bình.

Cả 2 phương án điều chỉnh đều đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi mức giá bán lẻ điện bình quân hiện hành cho khách hàng sinh hoạt.

hình ảnhẢnh minh họa. Nguồn: Báo Công thương và Dân Trí. 

Để các mẹ có thể dễ hình dung và so sánh, mình lấy ví dụ đơn giản tháng 7, nhà mẹ sử dụng 350 kWh để so sánh các cách tính tiền điện, xem cách nào có lợi nha.

Theo cách cũ trước giờ mình vẫn áp dụng thì tính như sau:

Tiền điện phải trả tháng 7 = (50 x 1.845,8) + (50 x 1.907,4) + (100 x 2.215,4) + (100 x 2.789,6) + (50 x 3.117,4) = 844.030 đồng.

Theo cách tính mới như sau:

Phương án 1: Theo biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc.

Tiền điện phải trả tháng 7 = (100 x 1.846) + (100 x 2.215) x (150 x 2.892) = 839.900 đồng.

Phương án 2: Theo biểu giá bán lẻ điện một giá

Tiền điện phải trả tháng 7 = 350 x 2.974 = 1.040.900 đồng.

So sánh để thấy, tính theo biểu giá bán lẻ điện một giá, khỏe cho người thu, nhưng lại thiệt cho người dùng, mẹ xem để cân nhắc tính toán lựa chọn nếu cơ cấu giá bán lẻ điện này chính thức được thông qua.

Chỉ riêng mấy cách tính là thấy cái nào có lợi, cái nào thiệt rồi đó. Về phần mình, mình nghĩ giá bán lẻ điện sinh hoạt có thay đổi ra sao đi nữa, chúng ta vẫn nên ưu tiên hàng đầu chuyện tiết kiệm điện.

Tổng hợp