THAI NGOÀI T.Ử CUNG

 Bình thường, quá trình mang thai của phụ nữ sẽ bắt đầu từ việc trứng và tinh trùng thụ tinh ở ống dẫn trứng tạo thành hợp tử. Hợp tử sau đó di chuyển đến tử cung, bám vào thành tử cung, phát triển thành một thai nhi hoàn chỉnh. 

 Tuy nhiên vì một số lý do như tổn thương vòi trứng, mất cân bằng nội tiết hay hợp tử phát triển bất thường, tế bào trứng đã thụ tinh không di chuyển xuống tử cung mà làm tổ ngay tại vòi trứng & phát triển tại đó. Hiện tượng này gọi là thai ngoài tử cung. Tình trạng này thường xuất hiện trong vài tuần đầu của thai kỳ và rất nguy hiểm vì khả năng giữ được thai nhi trong trường hợp này là rất khó.

1.Một số người có nguy cơ bị thai ngoài tử cung cao hơn những người khác đó là:

- Người trước đây đã từng bị thai ngoài tử cung.

- Đã từng có phẫu thuật ở vòi trứng hoặc mắc phải các vấn đề bẩm sinh về ống dẫn trứng.

- Bị sẹo do lạc nội mạc tử cung.

- Đang sử dụng vòng tránh thai.

- Đang bị tình trạng viêm nhiễm vòi trứng hay viêm nhiễm âm đạo vùng chậu.

- Quan.hệ.tình.dục sớm, quan.hệ với nhiều người.

- Từng mắc các b.ệnh lây truyền qua đường tình.dục như Chlamydia hay b.ệnh lậu.

- Dùng các loại thuốc hay một số các phương pháp để điều trị vô.sinh như thụ tinh trong ống nghiệm…

Người đã từng h.ú.t thuốc thường xuyên trước khi mang thai.

2.Triệu chứng thường gặp khi mang thai ngoài tử cung

Để xác định có phải mang thai ngoài tử cung hay không, bạn cần đi khám để được siêu âm xác định. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu nghi ngờ bạn đã mang thai ngoài tử cung. Khi bạn gặp một hay nhiều triệu chứng trong số này, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám:

- Rong huyết: Đây là tình trạng thường gặp nhất khi chị em bị mang thai ngoài tử cung. Đặc điểm của tình trạng rong huyết là bị chảy máu ít nhưng kéo dài. Nó thường bắt đầu khi thai làm tổ ổn định tại vòi trứng do đó một số chị em có thể nhầm lẫn với việc có kinh. Nhưng bạn cần lưu ý là nó thường trễ hơn so với kỳ kinh 1 chút và kéo dài hơn. Ngoài ra, khi bạn đã thử và xác định có thai nhưng chưa kịp đi khám mà thấy có ra máu thì cũng ngay lập tức phải đi kiểm tra.

- Đau bụng: Trừ một vài trường hợp phát hiện sớm còn lại hầu hết những người mang thai ngoài tử cung đều sẽ cảm thấy đau bụng. Bạn có thể thấy đau nhói bụng dưới, đau 1 bên cơ thể.

- Buồn nôn và ói mửa: Triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với hiện tượng nghén của các bà mẹ khi mang bầu. Tuy nhiên, nếu bạn nôn mửa nhiều và xuất hiện rất sớm khi mới bắt đầu thai kỳ thì cũng nên đi kiểm tra để xác định chính xác tình trạng nhé.

- Chóng mặt, mệt mỏi .

Ngoài ra, có một số triệu chứng khác tùy từng người. Tuy nhiên, dù gặp bất cứ điều gì bất thường trong quá trình mang thai, đặc biệt trong những tháng đầu của thai kỳ, hãy đi khám ngay để phát hiện sớm vì rất có khả năng bạn đang bị mang thai ngoài tử cung.

3. Thai ngoài tử cung có nguy hiểm không :

Hiện tượng mang thai ngoài tử cung khá phổ biến. Theo thống kê thì cứ khoảng 50 thai phụ sẽ có một trường hợp mắc phải. Khi bị thai ngoài tử cung, chúng ta không chỉ không giữ được thai mà nếu như không xử lý sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nặng cho người mẹ như vô.sinh, thậm chí t.ử.v.ong vòi trứng bị vỡ làm chảy quá nhiều máu vào ổ bụng.

4. Làm thế nào để chẩn đoán :

Để chẩn đoán tình trạng mang thai ngoài tử cung, bs sẽ hỏi thăm các triệu chứng và biểu hiện của bênh.nhân. Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác, các bs sẽ tiến hành các xét nghiệm sau đây:

- Khám vùng chậu: giúp bs kiểm tra xem bạn có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung hay không.

- Siêu âm: Siêu âm là phương pháp đáng tin cậy giúp xác định chính xác vị trí của thai. Ngoài ra, nó còn giúp bs kiểm tra được tình trạng của tử cung và ống dẫn trứng.

- Xét nghiệm máu: Làm xét nghiệm máu giúp chúng ta kiểm tra được nồng độ hormone HCG. Đây là hormone đặc trưng trong thời gian mang thai, được tăng lên sau mỗi 2 ngày. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy bất kỳ sự bất thường nào của nồng độ này thì đó đều đó có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai. Bs sẽ giúp bạn đánh giá kết quả này chính xác.

5. Điều trị:

Tùy thuộc vào thời gian chẩn đoán và tình trạng cơ thể của người mẹ mà bs sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên dù áp dụng phương  pháp nào, thai phụ cũng đều cần được theo dõi chặt chẽ ở cơ sở y tế uy tín.

*Khi ống dẫn trứng chưa vỡ: Nếu mang thai ngoài tử cung được phát hiện sớm thì có thể tránh được nguy cơ vỡ ống dẫn trứng. Lúc này sẽ có nhiều cách để điều trị:

- Khi nồng độ hormone thai kỳ chưa quá 5000 và chưa có tim thai thì có thể dùng thuốc ngăn chặn sự phát triển của mô thai.

- Phẫu thuật nội soi để loại bỏ phôi thai và xử lý các vấn đề do chảy máu và nồng độ hCG cao

- Rạch một đường trên ống dẫn trứng để bảo đảm an toàn cho ống dẫn trứng.

*Khi ống dẫn trứng đã vỡ: Nếu thai nhi phát triển lớn sẽ làm vỡ ống dẫn trứng. Lúc này, bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật khẩn cấp để cầm máu. Trong trường hợp ống dẫn trứng và buồng trứng bị hư hỏng nặng, có thể bs sẽ chỉ định cắt bỏ. 

Nhớ Like page để cập nhật các tin tức hữu ích nhất về sản phụ khoa