Khoảng 10% - 30% phụ nữ mang thai sẽ bị viêm âm đạo do acterial (BV) trong thời gian mang thai, các trường hợp khác là nhiễm nấm.


Viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra do sự mất cân đối ở những vi khuẩn bình thường tồn tại trong âm đạo của người phụ nữ. Nó không lây truyền qua đường tình dục, nhưng có liên quan và dễ năng hơn khi quan hệ thường xuyên trong khi mang thai.


Cách nhận biết triệu chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn:Một trong những triệu chứng của bệnh là ngứa, huyết trắng xám đục hoặc hơi trắng có mùi hôi tanh. Tuy nhiên, có một số trường hợp phụ nữ không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Chẩn đoán được thực hiện thông qua khám xương chậu và xét nghiệm.



Nguyên nhân gây viêm âm đạo do vi khuẩn?Viêm âm đạo do vi khuẩn là sự mất cân bằng của vi khuẩn trong âm đạo dẫn đến sự phát triển quá mức của các loài vi khuẩn. Nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng. Nó không lây truyền qua đường tình dục, nhưng nó có liên quan đến tình dục âm đạo và các hoạt động tình dục trong thai kỳ. Do đó, nó có thể được liệt kê dưới các bệnh lây truyền qua đường tình dục.


Vùng kín của chị em rất nhạy cảm, chỉ cần những thay đổi nhỏ gây mất cân bằng trong môi trường âm đạo cũng thể gây viêm nhiễm. Đặc biệt, phụ nữ mang thai vùng kín thường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Viêm âm đạo do nhiều tác nhân gây nên như nấm, trùng roi, vi khuẩn thường, vi khuẩn lậu...


Trong quá trình thai nghén, sự tăng tiết hợp chất glycogen trong âm đạo sẽ khiến nấm candida sinh sôi nhiều hơn và theo đó bệnh nấm âm đạo cũng phát triển.


Ngoài ra, khi mang thai sự thay đổi nội tiết tố khiến nồng độ pH trong môi trường âm đạo biến động, nên vi khuẩn và nấm men có điều kiện phát triển hơn.



Nhiễm khuẩn âm đạo ảnh hưởng gì?Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiễm khuẩn âm đạo làm tăng khả năng sẩy thai, sinh non, bé sơ sinh nhẹ cân hoặc vỡ ối sớm.


Phương pháp điều trị được chỉ định:Điều trị được khuyến khích để tránh bất kỳ nguy cơ sinh non nào. Tuy nhiên cần có xét nghiệm và chỉ định của bác sĩ cụ thể trước khi áp dụng điều trị


Có nhiều cách điều trị khác nhau bao gồm:


Thuốc uống - Clindamycin 300 mg hoặc Metronidazole 500 mg x 2 lần / ngày trong 7 ngày


Thuốc bôi tại chỗ - Clindamycin 5 g hoặc Metronidazole trước khi đi ngủ trong 5 ngày


Phương pháp thiên nhiên: rửa và xông vùng kín bằng thảo dược thiên nhiên như: lá trầu không, phèn chua, muối biển, trà xanh.


Điều trị này giúp ngăn ngừa các triệu chứng của viêm nhiễm âm đạo nhưng không bao gồm các biến chứng khác của thai kỳ


Vì biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm thường không rõ rang nhưng để lại hậu quả nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Do đó việc thăm khám và làm các xét nghiệm về âm đạo là cách phòng ngừa nguy cơ cũng như bảo vệ tốt hơn cho mẹ và bé.


Bên cạnh các loại siêu âm và kiểm tra định kỳ trong thời gian mang thai các mẹ nên kiểm tra phụ khoa thường xuyên như một cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe