Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, việc ổn định thai nhi là điều hết sức được ưu tiên. Bên cạnh việc bổ sung các loại thuốc bổ, thì dinh dưỡng mỗi ngày của mẹ bầu cũng cần được quan tâm vì điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mẹ và bé. Do đó hãy lưu ý:


Bổ sung chất dinh dưỡng từ thực phẩm tươi: Mẹ nên ưu tiên các thực phẩm giàu những chất dinh dưỡng như sắt, axit folic, canxi, protein và chúng có nhiều trong ngũ cốc, các loại rau xanh, các loại họ đậu, thịt, cá, trứng,... Dù mệt mỏi vì thai nghén và những thay đổi trong cơ thể thì mẹ cũng nên bổ sung những chất dinh dưỡng nêu trên để có thai kỳ khỏe mạnh.

các loại thực phẩm khác nhau trên bàn gỗ mộc mạc - thịt cá hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lần


Một số thực phẩm nên tránh: Thời điểm 3 tháng đầu rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, đồng thời để tránh nguy cơ sảy thai thì mẹ nên tránh ăn rau ngót, dứa, cua, lô hội, đu đủ, chùm ngây, vừng, chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, hải sản có lượng thủy ngân cao, hạn chế ăn muối, không dùng đồ uống có cồn, cafein, các chất kích thích, đồ ăn nhanh,... Đây đều là những thực phẩm không nên ăn trong 3 tháng đầu vì chúng có thể gây sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi.

ly với sinh tố bí ngô ngon trên bàn gỗ màu xanh - sữa bầu hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lần


Dinh dưỡng cho mẹ ốm nghén nặng: Mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày nhằm tránh hiện tượng buồn nôn do ốm nghén. Mẹ cũng đừng quên chuẩn bị bánh, hoa quả, sữa để ăn trong các bữa phụ giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Bên cạnh đó, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau để không gây chán ăn. Các bài tập thể dục nhịp nhàng như hít thở, yoga,... cũng sẽ có ích cho bà bầu, giúp tiêu hóa tốt hơn, giảm ốm nghén, ăn ngon hơn.