Thực tế là rất khó xác định thời điểm chính xác bạn sẽ chuyển dạ là khi nào để có thể chuẩn bị mọi thứ cho cuộc vượt cạn. Hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ các mẹ các dấu hiện nhận biết chuyển dạ dựa trên sự tham khảo ý kiến từ các chuyên gia.

Ở những tuần cuối của thai kỳ, sự thay đổi của cơ thể mẹ lại trở nên rõ ràng hơn khi bé sắp được nhìn thấy cuộc sống này. Vì vậy, để chuẩn bị tốt nhất cho lần vượt cạn, khi nhìn thấy những dấu hiệu chuyển dạ dưới đây các mẹ hãy thận trọng và gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nhé!

 /uploads/posts/1576808461-dau-hieu-chuyen-da.jpg

Gần đến ngày lâm bồn các mẹ hãy chú ý các dấu hiệu chuyển dạ này nhé!

1. Cơ thể trở nên uể oải và nặng nề hơn

Đây hoàn toàn là điều bình thường ở những ngày cuối thai kỳ, các mẹ sẽ cảm nhận được sự mệt mỏi, uể oải của cơ thể khi bụng càng ngày càng to.

Bụng càng ngày càng to khiến các mẹ trở nên kém linh hoạt hơn, việc đi đứng nằm ngồi cũng gặp nhiều khó khăn, vất vả. Thậm chí nhiều mẹ còn mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.

/uploads/posts/1576808463-me-met-moi.jpg

Những ngày gần sinh mẹ hoàn toàn rơi vào trạng thái mệt mỏi

 2. Dấu hiệu sa bụng

Khoảng một tuần trước khi sinh, bé sẽ có xu hướng tụt nhiều hơn về phía khung xương chậu. Điều này sẽ khiến các mẹ sẽ thấy nặng hơn ở khu vực khung xương, từ đó việc đi lại cũng trở nên khó khăn nhiều hơn. Thế nhưng, các mẹ sẽ không còn gặp tình trạng khó thở hay bị ép ngực do thai không còn lấn chiếm không gian phổi như những tháng trước. 

3. Thường xuyên bị đau vùng xương chậu và bị chuột rút

Những ngày bé sắp chào đời, các mẹ sẽ cảm thấy đau nhiều hơn ở hai bên háng và phần lưng. Các cơ xương khớp cũng bắt đầu được kéo giãn ra giúp bé chào đời một cách dễ dàng hơn thế nhưng với các mẹ sẽ thường xuyên gặp tình trạng chuột rút. 

4. Cổ tử cung bắt đầu giãn nhiều hơn

Khi thai nhi bắt đầu xuống nhiều hơn vào vùng xương chậu, lúc này cổ tử cung bị đẩy trở nên mỏng và mở ra nhiều hơn. Điều này các mẹ đều cảm nhận được rõ ràng ở 2 - 3 tuần trước khi sinh. Nếu có lịch khám thai vào giai đoạn này các mẹ có thể nhờ bác sĩ kiểm tra độ nở của tử cung một cách cụ thể hơn nhé! Tuy nhiên, mỗi mẹ sẽ có độ giãn nở khác nhau, vì vậy cứ yên tâm và làm theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.

/uploads/posts/1576808462-dau-khien-me-bi-chuot-rut.jpg

Những cơn đau nhức khiến mẹ hay bị chuột rút

 5. Dịch nhầy ở âm đạo và âm đạo ra máu

Cổ tử cung giãn nở khiến âm đạo bắt đầu xuất hiện dịch nhầy, các chất nhầy này có tác dụng làm kín cổ tử cung để không gây viêm nhiễm. Đặc điểm nhận dạng là chất lỏng khá sệt, có màu vàng nhạt. Nếu bắt gặp dấu hiệu chuyển dạ này, mẹ hãy chuẩn bị tâm lý vì cuộc "vượt cạn" sắp đến rồi đấy.

Ngoài ra nếu phát hiện âm đạo ra máu, đây là dấu hiện chuyển dạ quan trọng bạn cần báo ngay với bác sĩ để có những phương pháp "đón bé" tốt nhất. 

6. Những cơn đau thắt liên tục

Các cơn đau dồn dập từ phần lưng dưới đến phần bụng dưới với cường độ cao chính là dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng nhất cho các mẹ. Không giống như những cơn đau khác, các cơn đau này khiến các mẹ thấy quặn thắt như các cơ trong tử cung đang siết chặt rồi "nhả ra" để có thể đẩy bé ra ngoài. Nếu gặp phải những cơn đau như thế này, giây phút chào đón bé đã đến, các mẹ nên đến ngay bệnh viện để các bác sĩ có thể kịp thời hỗ trợ.

7. Vỡ nước ối

Nước ối là chất lỏng không màu, không mùi xuất hiện trước khi bé chào đời và đây là dấu hiệu chuyển dạ thường thấy nhất. Ngay sau khi vỡ nước ối, các bé phải được nhanh chóng ra đời trong vòng 24 tiếng để tránh tình trạng nhiễm trùng. Một điều cần lưu ý là khi các mẹ thấy nước ối có màu xanh, nâu hay có mùi hôi khác lạ, các mẹ cần báo ngay với bác sĩ để có những tư vấn hỗ trợ tốt nhất nhé!