Gấp, gấp các mẹ ơi, cho em lót gạch hóng hớt chút ạ!



Cách đây mấy tháng nhỏ bạn mang bầu tiện đường ghé thăm rồi mang cho nó ít bộ đồ bầu để mặc thay đổi. Vừa vào tới nhà đã thấy nó ngồi xì xụp bát mỳ tôm, em mới trêu:



- Gớm, nhà thì vàng đổ đầy ra sân mà ngồi đó ăn mỳ ha, ha!



- Ủa, mày tới khi nào? Đi với ai? Sao tự dưng nay rảnh ghé tao dợ?



... bla…bla… một hồi nó lại ngồi thụp xuống vừa ăn bát mỳ vừa trò chuyện. Thấy nó ăn ngon lành em kinh ngạc lắm, lại hỏi:



- Bộ mày thèm mỳ tôm tới mức phải ăn cà xì cà xụp vậy mới chịu hả?



- Ờ, tao bầu mấy tháng nay cũng may có thùng mỳ chứ không đói rã ruột. Tao thèm kiểu gì mà ăn hoài không ngán mày ơi. Còn mấy món phở, hủ tiếu, cơm, cháo… gì đó thì nuốt không trôi. Mà lạ cái hồi đó tao sợ ăn mỳ lắm. Giờ dở chứng sao lại ăn như tằm ăn rỗi mày ạ!



Nghe nó nói vậy tự dưng thấy ớn ớn. Khi không bầu bì ăn gì không ăn lại cứ ăn mỳ. Người thường ăn còn sợ bệnh, sợ nóng vậy mà nó bầu ăn như kiểu chết thèm thế kia thì có nước chết. Thế nên em mới mở miệng khuyên:



- Ê mày, cẩn thận đi chứ tao thấy ăn mỳ kiểu như mày ớn quá đi hà!



-Tao cũng biết nhưng mà không ăn được gì ngoài mỳ hết, tao biết phải làm sao?



Từ sau lần đó bận quá vài lần hỏi thăm nó rồi thôi, không ghé qua. Hôm qua tình cờ nghe một đứa bạn chung báo nhỏ sinh con rồi bất ngờ quá vì không thấy nó báo gì cho biết. Gọi điện hỏi thăm mới biết suýt chút nữa phải thắp nhang để gặp nó. Tội nghiệp lúc sinh bị tiền sản giật mà không biết. Lên bàn sinh mém chút nữa chết cả mẹ con. Nó sinh xong mà chưa kịp hoàn hồn nên chưa nói cho ai biết mình đã tai qua nạn khỏi. Nói tội nó chứ dại mới ăn mì tôm khi mang thai các mẹ ạ!



Mỳ tôm có thành phần chủ yếu gồm: tinh bột, muối, bột ngọt, các loại hương vị…. Ngoài những chất này ra thì mỳ tôm không có chút vitamin nào, lại nhiều chất béo, tinh bột, muối và chất bảo quản. Chính vì vậy nên ăn mỳ rất khó tiêu, thậm chí hàng tiếng đồng hồ sau thì nó cũng nằm đó trong dạ dày và gây ra nhiều mối nguy cho mẹ bầu.



NHỮNG HẬU QUẢ ĐÁNG SỢ KHI BÀ BẦU ĂN MỲ ĂN LIỀN



Nguy cơ tiền sản giật



Nguy hiểm nhất trong thành phần của mỳ ăn liền chính là thành phần muối quá lớn. Một nghiên cứu được công bố trên American Journal of Hypertension năm 2014 cho thấy trong một gói mì tôm 100g có thể chứa đến 2,7g muối, một hàm lượng vượt quá nhu cầu muối hàng ngày của một người trưởng thành. Và đó chính là nguy cơ làm tăng huyết áp ở thai phụ và dẫn đến tai biến tiền sản giật nguy hiểm cuối thai kỳ.



Rối loạn chuyển hóa chất



Tai hại hơn nữa chính là mối nguy rối loạn chuyển hóa khi mẹ bầu ăn nhiều mỳ tôm. Năm 2014, một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy nếu ăn mì ăn liều nhiều hơn 2 lần/tuần, nguy cơ mắc Hội chứng chuyển hóa sẽ tăng 68% so với những người không ăn dù có thường xuyên tập thể dục và ăn thêm các món ăn lành mạnh khác. Và chắc hẳn điều này rất nguy hại cho mẹ bầu và thai nhi khi thai không thể nhận được hoặc hấp thu được các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ chuyển vào.



Mất kiểm soát cân nặng



Cân nặng vượt kiểm soát là vấn đề lớn đối với thai phụ. Ăn nhiều mỳ tôm có thể làm tăng lượng mỡ dư thừa trong cơ thể do lượng carbohydrate và chất béo trong mì tôm cao vượt mức cho phép. Một khi mẹ bầu quá cân, béo phì thì các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường thai kì, cholesterol cao, tim mạch… sẽ trở thành mối nguy rình rập đến tính mạng mẹ và sức khỏe của thai nhi.



Lão hóa nhanh



“Mồ chôn” nhan sắc của mẹ trong thời gian bầu bí chính là mỳ tôm. Nếu ăn nhiều mỳ tôm trong thai kỳ tốc độ lão hóa da và cấu trúc cơ cũng sẽ diễn ra nhanh hơn. Da dẻ của mẹ sẽ chẳng những “xuống cấp” thảm hải bởi tình trạng chảy xệ, nhăn nheo mà còn xuất hiện mụn trứng cá và tăng các sắc tố làm xỉn màu da.



Phá dạ dày, gây táo bón và tăng nguy cơ ung thư



Chất phụ gia, hương liệu… trong mỳ tôm không thiếu nhưng lại hoàn toàn không có vitamin, chất xơ và các khoáng chất khác. Chính các chất này sẽ làm rối loạn chức năng dạ dày, dẫn đến đầy hơi và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa…. Thậm chí, bà bầu bị táo bón còn có nguy phát triển thành bệnh trĩ và ung thư trực tràng.



Sỏi thận



Vì lượng muối trong mỳ tôm quá lớn (1 gói mì tôm là 2,7 gram muối) đến nỗi vượt quá nhu cầu muối hàng ngày của một người nên thận của mẹ sẽ phải làm việc vô cùng vất vả để đào thải. Nếu kéo dài chắc chắn mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nguy cơ sỏi thận dù trong thai kỳ.



Nghèo dinh dưỡng



Calo trong mỳ là calo nhân tạo, gây ra cảm giác “no giả” mà không hề đem lại giá trị dinh dưỡng. Vì no giả nên mẹ cũng sinh ra lười ăn và thay vì phải bổ sung nguồn dinh dưỡng từ nhiều thực phẩm khác nhau, mẹ sẽ bị chặn mất nguồn chất bổ chỉ vì no mỳ. Và điều này chỉ có thai nhi là chịu thiệt thòi nhiều nhất.



Loãng xương



Hàm lượng phosphat trong mỳ khá cao với mục đích tăng thêm mùi vị. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ hạn chế khả năng chuyển hóa canxi. Do đó dù mẹ có bổ sung canxi nhiều như thế nào thì nguy cơ loãng xương cũng rất lớn, đã vậy còn gây ra các bệnh răng miệng cho mẹ.



Chốt lại, bà bầu không nên ăn mỳ tôm. Và nếu muốn ăn, mẹ phải đảm bảo an toàn trước hết cho mình và cho con:



Không ăn quá nhiều và quá thường xuyên, mỗi tuần chỉ ăn tối đa một gói.


Giảm lượng muối xuống còn một nửa khi nêm gia vị vào tô mì. Với gói dầu, bạn cũng không nên dùng.


Không nên ăn mì sống.


Kết hợp mì tôm với các thực phẩm khác như rau xanh, thịt heo, thịt bò để bổ sung thêm dưỡng chất. Tuy nhiên, không nên ăn quá 150g rau và 130g thịt.


Mong rằng mẹ đọc bài này sẽ từ nay hạn chế bớt chuyện đêm đêm mì gói dằn bụng nha!



Xem thêm bài viết liên quan:



<>9 loại nước uống thơm ngon nhưng thai nhi sợ lắm, mẹ bầu đừng dại đụng vào kẻo hại mẹ hại con


<>99% bà bầu ăn bao tử hầm tiêu tuần 32-33 đều té bật ngửa sau khi nghe bác sĩ tiết lộ thực hư


<>5 ngày sau đẻ, máu mắt, máu tai chảy ròng, người trắng bệch như xác chết trôi vì sai lầm trong lúc chuyển dạ



Xem thêm clip: