Các mẹ thường đổ mồ hôi nhiều khi mang thai, ngay cả khi ngồi ở phòng lạnh và đặc biệt là vào ban đêm? Đọc để hiểu thêm về triệu chứng này.

Theo đó, hiện tượng đổ nhiều mồ hôi khi mang thai vốn là điều hoàn toàn bình thường. Khi nội tiết tố thay đổi chóng mặt ở 3 tháng đầu, 3 tháng cuối và sau sinh thì tình trạng mồ hôi "như mưa" là đương nhiên. Dẫu vậy, có một vài trường hợp được xem là bất thường cần các mẹ lưu ý.

Vì sao lại đổ mồ hôi nhiều khi mang thai?

Đổ mồ hôi nhiều khi mang thai còn được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi, có thể bắt đầu vào những thời điểm khác nhau ở mỗi sản phụ, thường là trong tam cá nguyệt thứ nhất, thứ ba và sau sinh.

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi quá nhiều khi mang thai có thể là:

Thay đổi nội tiết tố

đổ mồ hôi nhiều khi mang thai

Dù đổ mồ hôi nhiều không phải là một tình trạng sức khỏe đáng báo động nhưng nó có thể làm phiền giấc ngủ, việc sinh hoạt của các bà bầu

Đây được xem là đây là nguyên nhân chính gây ra triệu chứng đổ mồ hôi nhiều khi mang thai, khiến các mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Cụ thể, khi nồng độ hormone estrogen ở phụ nữ giảm mạnh sẽ kích thích quá trình tỏa nhiệt, làm cho thân nhiệt tăng cao hơn so với bình thường. Từ đó cơ thể sẽ tự động tăng tiết nhiều mô hôi để làm mát ngay cả khi mẹ không hề vận động gì, hoặc ngay cả khi ngủ.

Tăng lưu lượng máu

Khi so sánh với thời điểm trước khi mang thai, lượng huyết tương của sản phụ tăng tới 40%. Đến cuối tam cá nguyệt thứ ba, nó đã tăng lên 60% (hoặc hơn). Các mạch máu của bạn sau đó sẽ giãn ra (mở rộng) để đưa nhiều máu hơn đến bề mặt da.

Và có thể vì sự gia tăng tự nhiên của nhiệt độ da ngoại vi khi mang thai sẽ làm hạ nhiệt độ cơ thể bình thường khi ngủ, dẫn đến tình trạng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.

Vấn đề tuyến giáp

Sản phụ nếu gặp phải hội chứng suy giáp hoặc cường giáp cũng sẽ xuất hiện tình trạng đổ mồ nhiều khi mang thai. Trong trường hợp không xử lý kịp thời, các bệnh lý về tuyến giáp không chỉ gây mồ hôi trộm ở bà bầu mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe thai nhi. 

Nhiễm trùng

Đổ mồ hôi nhiều khi mang thai còn có thể là dấu hiệu của việc nhiễm trùng. Đó là một triệu chứng điển hình của bệnh lao và K hạch. Nếu mồ hôi ban đêm của mẹ bầu đi kèm với các triệu chứng đáng lo ngại khác, chẳng hạn như đau cơ, sốt, các triệu chứng giống cúm, buồn nôn và tiêu chảy, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc

Nhiều loại thuốc bao gồm thuốc chống trầm cảm đến thuốc cảm lạnh, trào ngược axit và thuốc thông mũi không kê đơn, đều có tác dụng phụ là đổ mồ hôi quá nhiều hoặc đổ mồ hôi ban đêm. Nếu bạn đang mang thai và đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào kể trên, hãy nói chuyện với dược sĩ hoặc bác sĩ sản khoa của bạn để nhận được sự tư vấn chính xác nhất.

Các nguyên nhân khác

Lượng đường trong máu thấp, vận động mạnh, và ăn nhiều đồ ăn cay hoặc sử dụng đồ uống chứa caffein cũng là một trong các nguyên nhân làm tăng tiết mồ hôi khi mang thai.

Cách nào để hạn chế đổ mồ hôi nhiều khi mang thai?

bà bầu đổ nhiều mồ hôi

Uống nhiều nước và tránh xa rượu, khói thuốc lá là một trong những cách giảm bớt tình trạng đổ mồ hôi nhiều khi mang thai

Thực tế, không có giải pháp cụ thể nào trị dứt điểm hiện tượng đổ mồ hôi nhiều khi mang thai. Dẫu vậy, các mẹ có thể làm theo một vài tips nhỏ dưới đây để cảm thấy dễ chịu hơn khi lượng mồ hôi ra quá nhiều:

  • Tránh ánh nắng trực tiếp và ở trong môi trường có máy lạnh.
  • Ăn mặc thoải mái với quần áo chất liệu mỏng nhẹ.
  • Tránh đồ uống nóng và thức ăn cay.
  • Mang bên mình một chiếc quạt cầm tay tiện dụng.
  • Phòng ngủ cần thông thoáng. Nếu đóng cửa sổ buổi tối sẽ khiến mồ hôi đổ càng nhiều vào ban đêm.
  • Hạn chế sự mất cân bằng nội tiết bằng các loại thuốc do bác sĩ kê đơn.
  • Một số mẹo nhỏ khác: dùng khăn lau, túi chườm đá, dùng phấn rôm và tắm các lá thuốc đông y như trà xanh để hạn chế tình trạng đổ mồ hôi.

6 mẹo "ướp hương" cho cơ thể "nặng mùi" vì đổ mồ hôi nhiều khi mang thai

Việc cơ thể ra quá nhiều mồ hôi trong thai kỳ dễ khiến các mẹ gặp vấn đề mùi hương cơ thể, cũng như giảm đi sự tự tin đáng kể. Vì vậy, dù đang bầu bí hay đã sinh nở, mẹ cần trang bị cho mình vài cách khử mùi hữu hiệu và đơn giản dưới đây, để luôn là bà bầu, bà đẻ, bà mẹ bỉm sữa thơm tho nhé!

Tắm bằng chanh

Hãy pha vài giọt nước cốt chanh, hoặc thả thêm cả miếng vỏ chanh/cam/bưởi vào nước tắm để giúp cơ thể vừa sạch vừa thơm mát, "thổi bay" đi những mùi khó chịu. Mẹ có thể vắt chanh vào nước cuối để "tắm tráng" nếu không muốn ngâm mình trong bồn nước chanh.

Xông lá thuốc

Với các mẹ vừa sinh xong, tuyệt đối không kiêng tắm gội cả tháng trời để "làm mắm" cơ thể. Chỉ cần tắm gội đúng cách với nước ấm ở nơi kín gió, tắm nhanh và lau khô người/tóc ngay sau đó. Để cơ thể bay "mùi bà đẻ" và nhanh hết sản dịch, "tống đẩy" nước tích tụ trong cơ thể ra ngoài, mẹ có thể áp dụng cách xông hơi với nhiều loại lá thuốc để cơ thể mau phục hồi và thơm sạch nhất.

Mẹ có thể mua gói lá xông ở các hiệu thuốc Đông y rất phổ biến, hoặc tự tìm cho mình các loại lá cần thiết (ngải cứu, lá chanh/khế/bưởi, lá ổi, sả,...) và xông theo hướng dẫn này, rất đơn giản mà hiệu quả cực kì tốt.

Sử dụng giấm táo

ra mồ hôi trộm khi bầu bí

Giấm táo có cực nhiều công dụng trong nấu nướng và làm đẹp, đặc biệt là khử mùi cơ thể khi bà bầu ra quá nhiều mồ hôi

Giấm táo có cực nhiều công dụng trong nấu nướng và làm đẹp, nhưng mẹ có biết loại giấm này cũng khử mùi cơ thể cực kì tốt? Pha chút giấm táo vào nước tắm sẽ giúp giảm độ pH của da và lấy đi mùi khó chịu nhanh chóng. Mẹ sẽ thấy da dẻ sạch, mịn và thơm hơn bao giờ hết.

Chế độ ăn uống

Dù bạn đang cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhưng nếu có thể thay bằng thứ khác, hãy loại bỏ ngay một số thức ăn có mùi nặng như tỏi, thì là, cà phê, mít, hồi, quế,... nếu không muốn mồ hôi cũng "đặc sệt" mùi đó. Ngoài ra, mẹ không nên ăn quá nhiều thịt và ít chất xơ - đừng coi thường, điều này có thể khiến cơ thể nặng mùi trầm trọng hơn đấy.

Giữ cơ thể luôn luôn sạch sẽ

Đừng đổ tại mùa đông trời lạnh hay vì đang đau lưng, đang quá bận bịu chăm con mà bỏ qua việc tắm giặt hàng hàng. Nên nhớ, tắm giặt thường xuyên là điều quan trọng đầu tiên để giữ cơ thể thơm tho, sạch sẽ. Một điều cần lưu ý là mẹ nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và thấm hút mồ hôi tốt (cotton là chất liệu cực kì hợp lý). Tránh chọn quần áo bó sát, chật chội sẽ khiến mồ hôi ra nhiều hơn và đọng lại trên da, nhất là các vùng da nhiều nếp gấp như nách, bẹn,... gây mùi khó chịu. Quần áo thay xong nên giặt càng sớm càng tốt và nếu có thể, hay phơi ngoài nắng cho thật khô.