Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu là ăn gì để giảm buồn nôn khi mang thai. 

Với nhiều mẹ bầu thì tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn vô cùng vất vả khi phải vật lộn với cảm giác ốm nghén và buồn nôn. Đặc biệt trong giai đoạn từ khi mang thai đến tuần thứ 16 của thai kỳ. Vậy ăn gì để giảm buồn nôn khi mang thai, mẹ bầu hãy cùng tham khảo trong bài viết này. 

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở các bà bầu, đặc biệt là khi mới có thai. Mặc dù ốm nghén không gây hại cho thai nhi nhưng nó khiến cuộc sống hàng ngày của các mẹ bầu bị ảnh hưởng. Theo các nhà khoa học, không có nguyên nhân chắc chắn về việc tại sao các mẹ bầu lại buồn nôn khi mang thai. Tuy nhiên, cơn ốm nghén có liên hệ mật thiết đến sự gia tăng nồng độ HCG ở thai phụ. 

thắc mắc ăn gì để giảm buồn nôn khi mang thai

Mẹ bầu thường ốm nghén nặng trong 3 tháng đầu thai kỳ

Theo đó, nồng độ HCG ở giai đoạn đầu khá cao nên các triệu chứng thai nghén ở mẹ bầu sẽ nghiêm trọng hơn. Khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt thứ 3, nồng độ HCG giảm. Lúc này, cơn ốm nghén của bạn cũng không còn nặng nề như trước. 

Ốm nghén có nguy hiểm hay không?

Đối với những phụ nữ chỉ cảm thấy buồn nôn một hoặc hai lần trong ngày thì tình trạng này được xem là ốm nghén nhẹ. Thông thường thì không cần can thiệp khi mẹ bầu ốm nghén nhẹ. Tuy nhiên, một số mẹ bầu sẽ có những cơn buồn nôn kéo dài vài giờ và xảy ra thường xuyên. 

Theo các thống kê, trung bình cứ 100 phụ nữ mang thai thì sẽ có 3 người ốm nghén nặng trong thai kỳ. Ngoài việc cung cấp đủ chất điện giải cho cơ thể, uống nhiều nước để cân bằng nước thì dinh dưỡng của các mẹ bầu cũng là điều cực kỳ quan trọng. 

Triệu chứng ốm nghén

Mỗi thai phụ có một thể trạng khác nhau. Vì thế, bất cứ thời điểm nào trong ngày bạn cũng có thể xuất hiện những cơn ốm nghén. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ốm nghén đó là buồn nôn. Mẹ bầu có thể cảm thấy nhạy cảm và buồn nôn khi ngửi thấy một số mùi đồ ăn, ngay cả những mùi ấy hết sức quen thuộc trước khi mang thai. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Những loại hạt dinh dưỡng mẹ bầu không thể bỏ qua

Ăn gì để giảm buồn nôn khi mang thai?

Nước mía

Đối với người dân Việt Nam thì cây mía hết sức quen thuộc. Nước mía giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể, giảm ho và cả điều hòa chức năng dạ dày. Nước mía còn giảm triệu chứng nôn ói khi mang thai. Do đó, các mẹ bầu bị nghén nặng có thể uống một cốc nước mía, thêm một ít gừng tươi rồi dùng uống hàng ngày. 

Trà gừng

Trong đông y, gừng có tính cay, tán hàn, ôn nhu và giải độc. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể sử dụng gừng để giảm cơn ốm nghén. Khi bắt đầu xuất hiện cảm giác buồn nôn, bạn có thể ngậm một lát gừng trong miệng. Ngoài ra, trà gừng cũng là thức uống giúp các mẹ bầu giảm buồn nôn khi mang thai. Bạn có thể dùng trà gừng túi lọc hoặc ngâm vài lát gừng tươi với vỏ quýt thái sợi trong 15 phút rồi thưởng thức. 

Ăn nhiều canh và súp

ăn gì để giảm buồn nôn khi mang thai là điều mẹ bầu cần biết

Mẹ bầu nên ăn súp rau củ và các loại rau xanh

Các mẹ bầu bị ốm nghén nặng thường dễ bị mất nước. Chính vì thế, trong thời gian mang thai, bạn nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể. Để giảm triệu chứng nôn ói do ốm nghén, mẹ bầu có thể uống từng ngụm nước nhỏ và chia thành nhiều lần uống. Một cách bù nước khác cũng rất hữu hiệu đó là ăn súp, đặc biệt là các loại súp rau củ. Rau xanh cũng là một trong những thực phẩm mà mẹ bầu nên tích cực ăn trong thời gian thai nghén.

Ăn sữa chua, váng sữa

Một số bác sĩ đã khuyến khích mẹ bầu ăn sữa chua hoặc váng sữa sau khi nghe câu hỏi ăn gì để giảm buồn nôn khi mang thai. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sữa chua cung cấp hàm lượng khoáng chất, chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tăng cường đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa. Mẹ bầu ăn sữa chua sẽ giúp hấp thụ đồ ăn tốt hơn. Nếu đang trải qua cơn ốm nghén nặng nề, bạn có thể ăn 2 cốc sữa chua hàng ngày để đẩy lùi những cơn ợ hơi và buồn nôn khi mang thai. 

Bánh quy xốp

Các mẹ bầu ốm nghén nặng có một kinh nghiệm khá hữu hiệu đó là luôn những gói bánh quy trên bàn làm việc xung quanh giường. Thực tế thì bánh quy xốp sẽ giúp bạn quên đi cảm giác buồn nôn. Đồng thời cũng làm giảm cơn đói tức thì của mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tránh xa các bánh khô và có vị mặn trung hòa acid trong dạ dày. 

Lời khuyên cho các mẹ bầu ốm nghén nặng

Chế độ sinh hoạt và ăn uống có thể giúp thai phụ giảm những cơn ốm nghén, đặc biệt là buồn nôn. Mẹ bầu có thể áp dụng những gợi ý sau để hạn chế cơn ốm nghén: 

ăn gì để giảm buồn nôn khi mang thai giúp mẹ khỏe con khỏe

Dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt ảnh hưởng nhiều đến cơn ốm nghén của mẹ bầu

  • Ăn thành nhiều bữa và tránh để bụng đói khi di chuyển
  • Uống nước nhiều lần
  • Tránh tiếp xúc với những mùi nồng, khó chịu
  • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Tập thể dục đều đặn
  • Hạn chế các thực phẩm kích thích dạ dày như: chất béo, đồ chiên rán.

Ăn gì để giảm buồn nôn khi mang thai là điều mà mẹ bầu nào cũng thắc mắc. Bởi trong giai đoạn đầu của thai kỳ, các mẹ bầu đa phần đều không ăn được nhiều. Một số mẹ sợ rằng, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thế nhưng, mẹ bầu có thể giảm cơn ốm nghén bằng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. 

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Top 13 thực phẩm cho bà bầu, đảm bảo dinh dưỡng cả thai kỳ

Thực phẩm giàu Omega 3 cho bà bầu để mẹ khỏe, con thông minh

Top 13 thực phẩm tốt cho bà bầu, ăn nhiều không bằng ăn đủ