Táo bón khi mang thai tháng cuối là tình trạng rất dễ gặp ở các bà bầu, gây mệt mỏi, khó chịu.

Bà bầu là đối tượng rất dễ bị táo bón, đây là bệnh không nguy hiểm nhưng khiến người mẹ vô cùng mệt mỏi, khó chịu.

Theo thống kê, có khoảng 38% mẹ bị táo bón trong các giai đoạn của thai kỳ, nhất là 3 tháng cuối do nhu cầu về năng lượng nhiều hơn, em bé lớn khiến mẹ dễ bị táo bón.

hình ảnh

Táo bón khi mang thai tháng cuối rất dễ gặp ở các bà bầu. Ảnh minh họa

Tình trạng sẽ trở nên trầm trọng nếu mẹ bầu có tiền sử thường bị táo bón trước khi mang thai. Vậy làm thế nào để điều trị và hạn chế chứng táo bón khi mang thai tháng cuối thai kỳ?

Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai tháng cuối

Táo bón có thể bắt đầu sớm nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Và tình trạng này sẽ càng nặng dần hơn theo thời gian trong quá trình mang thai.

Đến 3 tháng cuối thai kỳ, theo thống kê cho thấy tình trạng táo bón ảnh hưởng đến 1/2 số mẹ bầu.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị táo bón khi mang thai tháng cuối, bao gồm:

  • Do mẹ bầu không uống đủ nước.
  • Ăn uống không khoa học, chế độ ăn nhiều đạm mà thiếu chất xơ.
  • Do tâm lý, như thường xuyên căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi.
  • Ngồi nhiều, ít vận động, không tập thể dục.
  • Mẹ bầu lạm dụng sắt và canxi liều lượng cao.

Ngoài ra, còn do sự gia tăng nội tiết tố Progesterone khiến cho hệ thống ruột và dạ dày bị co thắt, tiêu hóa chậm lại gây ra tình trạng táo bón.

hình ảnh

Thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón khi mang thai tháng cuối. Ảnh minh họa

Hơn nữa, khi thai nhi lớn dần ở tháng cuối, từ đó gây áp lực lên trực tràng và làm chậm quá trình đào thải chất thải ra ngoài.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?

Cách trị táo bón khi mang thai tháng cuối

1. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn giàu chất xơ để ngăn ngừa tình trạng táo bón ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, kể cả táo bón khi mang thai tháng cuối.

Điều này có được là bởi chất xơ có khả năng giúp cơ thể hấp thu nhiều nước, từ đó nó giúp hỗ trợ làm mềm phân và tăng tốc độ di chuyển của các chất thải này trong quá trình tiêu hóa.

Các loại thức ăn có hàm lượng chất xơ cao bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc yến mạch nguyên cám, bánh quy giòn, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh xốp nướng, hoa quả sấy khô và rau củ.

Mẹ bầu có thể đặt ra mục tiêu tiêu thụ từ 25-30 g chất xơ mỗi ngày bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón như rau củ (rau mồng tơi, khoai lang, rau bina…), trái cây (mận, táo, kiwi, bơ, các loại trái cây họ cam quýt), các loại đậu và các loại hạt.

Dù vậy mẹ bầu cũng không cần phải đong đếm chính xác từng li từng tí một. Bởi vì khi cơ thể nạp đủ lượng chất xơ và chất lỏng, sẽ thấy phân thải ra lớn và mềm.

Còn khi cơ thể được nạp quá nhiều chất xơ trong chế độ ăn, có thể dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.

2. Uống nhiều nước

Nước có tác dụng giúp các cơ quan cơ thể hoạt động trơn tru và các chất dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa, còn giúp làm mềm phân.

Hơn nữa, thói quen uống nhiều nước còn là điều cực kỳ quan trọng khi các mẹ gia tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn để giảm táo bón khi mang thai.

Lý do là vì chất xơ sẽ làm gia tăng nhu cầu về nước, như vậy nếu cơ thể không nạp đủ nước để chất xơ tiêu hoá, thì chính chất xơ sẽ biến thành nguyên nhân gây táo bón.

Vì vậy, mẹ bầu bị táo bón hãy uống khoảng 2,5 – 3 lít nước/ngày. Ngoài ra, hãy mang theo bên mình một chai nước bất kể nơi nào các mẹ đi, như vậy thì các mẹ sẽ có thể uống nước cả ngày.

3. Tránh ăn thực phẩm gây táo bón

Bà bầu cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây táo bón. Đặc biệt là với các loại sữa bầu, mẹ nên sử dụng các lợi sữa không gây nóng để hạn chế tình trạng táo bón. Ngoài ra nên hạn chế ăn đồ chiên rán, bánh mỳ, bỏng ngô, nhãn, mít... Nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C.

4. Đi vệ sinh vào mỗi buổi sáng

Giai đoạn mang thai khiến nội tiết của người mẹ thay đổi, điều này có thể khiến chị em bị đi ngoài thất thường, không theo thói quen dẫn đến tình trạng táo bón.

Vì vậy, mẹ bầu nên điều chỉnh và tập thói quen đi vệ sinh vào buổi sáng mỗi ngày là tốt nhất để cải thiện tình trạng này.

Thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày vào buổi sáng sẽ giúp giảm tình trạng táo bón, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, từ đó giúp mẹ giảm cảm giác nặng nề, khó chịu ở bụng.

5. Uống nước ấm mỗi sáng

Thói quen mỗi buổi sáng sau khi thức dậy uống một cốc nước ấm sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đây là cách trị táo bón cho bà bầu vô cùng đơn giản, nhất là táo bón khi mang thai tháng cuối.

Uống nước ấm mỗi sáng giúp giảm táo bón khi mang thai tháng cuối. 

Uống nước ấm mỗi sáng giúp giảm táo bón khi mang thai tháng cuối. Ảnh minh họa

Vì vậy, mẹ bầu nên duy trì thói quen này đều đặn mỗi ngày, kết hợp ăn các thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế sử dụng thực phẩm gây nóng trong sẽ giúp tình trạng táo bón thuyên giảm.

6. Bà bầu nên vận động thường xuyên

Thường xuyên vận động, tập thể dục chính là là cách trị táo bón cho bà bầu hiệu quả và cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, mẹ chỉ nên lựa chọn các bộ môn nhẹ nhàng để tập luyện như yoga, đi bộ, bơi... để giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, giảm tình trạng táo bón do ngồi nhiều, ít đi lại.

Việc vận động mỗi ngày, còn giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, mệt mỏi, chuột rút và đau lưng… rất tốt. Vì vậy, bà bầu nên đi bộ ít nhất 30 phút/ngày và tránh ngồi nhiều.

7. Thay đổi loại viên sắt đang uống

Viên sắt các mẹ đang dùng cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón khi mang thai. Vì thế, nếu bà bầu bị táo bón nghi ngờ do viên sắt này, hãy nói chuyện với bác sĩ và xin chuyển sang dùng một loại thuốc sắt khác.

Trường hợp áp dụng cách này mà không hiệu quả, hãy ngưng uống viên sắt một thời gian ngắn. Bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho mẹ dùng một loại vitamin trước khi sinh với hàm lượng sắt ít hơn.

Như vậy qua 7 cách trị táo bón rất dễ làm ở trên, các mẹ đang bị táo bón khi mang thai tháng cuối có thể lựa chọn cho mình cách tốt nhất để cải thiện tình trạng của mình nhé.

Link bài xem thêm:

Bà bầu bị táo bón có nên rặn không?


5 cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất


Ngứa vùng kín khi mang thai ảnh hưởng thế nào tới mẹ và bé?