Các mẹ ơi trông con cẩn thận ạ, mấy bé 2 3 tuổi chưa ý thức được sự nguy hiểm đâu nên có cái gì cầm được trên tay là bỏ vào miệng ngay. Tốt nhất là đừng có để đồ vật gì dễ nuốt gần con không lại hối hận không kịp đấy ạ.



Vào hồi cuối tháng 12/2019 vừa qua, Bé T.Đ.K (3 tuổi, nhà ở Bạc Liêu) được người nhà đưa đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 trong tình trạng chướng bụng kèm nôn ói suốt 9 ngày.



Qua thăm khám và thực hiện xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện trong bụng em bé có các vật thể cản quang xếp thành hàng ngang. Ngay lập tức bé được tiến hành phẫu thuật cấp cứu lấy dị vật. Trong lúc mổ các bác sĩ ghi nhận có 6 thỏi nam châm cùng 3 kim bấm, phần hồi tràng (đoạn ruột non) bị thủng do kim bấm, phải cắt bỏ 20 cm ruột.



webtretho


Hình ảnh dị vật cản quang trong bụng bé K (Ảnh: Báo pháp luật)



Hậu phẫu 3 ngày, trẻ hồi phục tốt và có thể xuất viện.



Theo các bác sĩ, nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp với trẻ em ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Trẻ nhỏ thường hay khám phá thế giới xung quanh bằng việc cho mọi thứ vào miệng.



Trong nhiều trường hợp, các dị vật sẽ được đưa ra khỏi cơ thể theo đường đại tiện. Nhưng một số trường hợp các dị vật này nằm lại trong đường tiêu hóa và gây ra những biến chứng nặng nề như thủng ruột, tắc ruột hoặc có thể nằm ở thanh quản gây ra tắc đường thở cấp tính, thậm chí có thể gây tử vong nếu không cấp cứu đúng cách kịp thời.



webtretho


Tốt nhất là cha mẹ nên để những đồ vật dễ nuốt ở xa tầm tay của con (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)


Do đặc tính của nam châm hoàn toàn khác với các dị vật thông thường, khi trẻ nuốt một mảnh nam châm dù tròn trịa, không sắc nhọn, rồi lại nuốt thêm một vài mẩu đồ chơi bằng sắt, vào trong bụng chúng sẽ hút dính vào với nhau tạo thành một khối to, gây tắc ruột. Đó là chưa kể có bé nuốt 6 thỏi nam châm, hai mảnh này hút nhau qua thành ruột và ép ruột vào giữa.



Vì vậy, phụ huynh cần cảnh giác khi trẻ chơi đồ chơi có nam châm, kim loại. Nếu con lỡ nuốt phải, cần bình tĩnh xác định chính xác dị vật nuốt là gì và đưa ngay tới bệnh viện kiểm tra, xử lý. Khi trẻ có các dấu hiệu sau khi nuốt dị vật như: nôn ói, ói dây máu, đau bụng, quấy khóc, da xanh tái, lạnh tay chân thì cần cấp cứu ngay. Tại cơ sở y tế các bác sĩ sẽ thăm khám, cho trẻ chụp X-Quang để xác định vị trí dị vật.


-----------


Tổng hợp: VTVNews, Báo pháp luật