Lưu lại ngay nhé các mẹ, vô cùng hữu ích...


Sau khi sinh mổ, các mẹ sẽ phải kiêng cữ rất nhiều điều để vết mổ nhanh lành, không nhiễm trùng. Dưới đây là các cách đơn giản nhất, sản phụ nhớ làm theo nhé.



Những vấn đề mẹ bầu thường gặp sau sinh mổ- Ngoài những rắc rối sau sinh giống với các mẹ đẻ thường như sản dịch, khó chịu sau sinh, mệt mỏi, táo bón hay các vấn đề về tiểu tiện, sản phụ sinh mổ còn phải chịu đựng các cơn đau xung quanh chỗ bị rạch, di chuyển khó khăn, hay đau nhói ở bụng, thân dưới do các cơ quan bụng bị ảnh hưởng trong khi phẫu thuật. Vì vậy, đẻ thường đã phải giữ gìn rất kỹ, sinh mổ thì lại càng phải cẩn thận hơn.


- Vết mổ sau khi làm phẫu thuật có 2 loại: kiểu ngang và kiểu dọc, hiện nay đa phần đều áp dụng kiểu mổ ngang. Chỉ khâu cũng đa phần là loại chỉ có thể thấm hút, loại chỉ này ở trong cơ thể, sau 6 tuần sẽ tự tiêu hết không cần các phương pháp cắt chỉ khác. Tuy nhiên, do cơ địa và do vấn đề vệ sinh, một số sản phụ sau sinh có thể xuất hiện dấu hiệu cơ thể không chấp nhận chỉ khâu, dẫn đến nhiễm trùng, vết thương mưng mủ. Vì vậy, bạn cần để ý kỹ, nếu trong khoảng 2 tuần vết mổ có dấu hiệu ngày càng đau hơn, làm mủ… thì nên đến bệnh viện cắt chỉ, chăm sóc đặc biệt, nhằm hạn chế việc viêm nhiễm vết mổ.


- Trong trường hợp vết mổ khiến bạn thấy đau quá không chịu được, nên nói với các bác sĩ để họ cho thuốc giảm đau an toàn với sản phụ.




- Sau khoảng 2 đến 3 tuần vết mổ tạo thành sẹo. Vết sẹo trong thời kỳ hồi phục bắt đầu sẽ có hiện tượng sưng, phồng nhẹ, màu sắc cũng đậm hơn so với màu da bình thường, nhưng trong vòng 6 tuần sau khi phẫu thuật, vết sẹo sẽ co lại rõ rệt. Vết thương do mổ đẻ chỉ dài khoảng 11-15cm, cùng với việc vết mổ dần dần lành khỏi, màu sắc của vết sẹo cũng dần dần gần với màu da hơn, hơn nữa sẽ co lại, về cơ bản không ảnh hưởng gì đến thẩm mỹ bên ngoài.


- Bạn có thể thấy xuất hiện hiện tượng đau ngứa trong quá trình này. Lưu ý là không được gãi, nhằm tránh kích thích da mạnh hơn.


Làm gì để vết mổ đẻ nhanh lành?


Cố gắng đừng để bị hắt hơi đột ngột: Không ai có thể kiểm soát khi cơn hắt hơi đến nhưng ít nhất có thể kiểm soát được nguồn cơn khiến mình hắt hơi. Chẳng hạn tránh nằm phòng quá bụi hoặc có mùi hương dị ứng.


Đừng đau đớn vì mổ lấy thai không có cảm giác làm mẹ: Cũng giống như nhiều người mẹ khác, mẹ sinh mổ không có cảm giác đau đớn khi chuyển dạ và rặn đẻ nhưng tình mẫu tử thì không gì có thể thay thế. Vì vậy, các mẹ hãy hy vọng và chờ đợi chiến lợi phẩm ch mình nhé!


Cười nhiều là dại: Mặc dù tiếng cười là liều thuốc bổ, nhưng cười sau khi mổ lấy thai lại là hành động dại dột đấy nhé! Tuy nhiên, đừng vì vậy mà mặt ủ mày chau nha mẹ, thỉnh thoảng mỉm cười khi khách vào thăm, khi ngắm con ngủ cũng chẳng chết ai đâu ạ. Chỉ cần nhớ tránh giải trí bằng những bộ phim hài hoặc truyện cười là được.


Mua gối dự trữ: Sau sinh mổ em dùng gối rất nhiều kể cả trong bệnh viện và ở nhà. Nếu ở bệnh viện, có gối, mẹ sẽ không lo những lúc di chuyển bằng xe lăn hoặc khi về nhà, lên taxi cũng thấy không đau đớn nhiều khi ngồi. Tốt nhất là sắm riêng cho mình 2 cái, một kê trước và 1 kê sau các mẹ ạ!


Không ăn thực phẩm gây đầy hơi: Nếu muốn ăn mừng với bố, hãy đợi sau mẹ nhé vì sinh mổ xong, các mẹ uống mấy loại nước giải khát là bị đầy hơi, chướng bụng ngay. Cái bụng mà ọc ạch thì thể nào mẹ cũng khó chịu lắm cho xem.


Không ăn thức ăn gây bón: Những món chiên xào, nhiều dầu mỡ hoặc tinh bột quá nhiều sẽ làm cho mẹ khó khăn hơn trong việc đi ngoài. Một khi đã bị ứ nặng, sẽ gây táo bón dài ngày và ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ với rất nhiều phiền toái.


Tránh trò chuyện với các bà mẹ sinh con bằng phương pháp tự nhiên: Ai cũng không thể khẳng định mình sai khi đã chọn điều gì đó và chắc chắn các mẹ sinh thường cũng sẽ bảo vệ đến cùng ý kiến cá nhân của mình để dè bìu các mẹ sinh mổ khi có dịp mà thôi.



Tránh đi cầu thang quá sớm: Nếu nhà các mẹ có hai tầng hoặc hơn, cố gắng chuyển hết những vật dụng sinh hoạt tối thiểu xuống tầng trệt cho mẹ sau sinh mổ. Các phòng ngủ tầng dưới cùng bao giờ cũng thuận tiên hơn cho các mẹ trong giai đoạn phục hồi sau sinh mổ.


Không làm tăng mỡ bụng: Sinh mổ xong, dù muốn nhanh phục hồi nhưng mẹ cũng phải cố gắng ăn uống điều độ, chừng mực và tập thể dục tích cực để ngăn mỡ bụng hình thành nhé!


Không tự ý tháo chỉ vết mổ: Khi nào tháo chỉ và khi nào cần tái khám, tất cả đều phải được bác sĩ chỉ định. chăm sóc vết thương tốt, kỷ luật bản thân với mẹ của bạn rất nhiều.


Đừng cúi xuống nhìn thấy vết thương: Vết thương sẽ vẫn ở đó, không biến mất đi đâu cả. Vậy nên nếu thấy đau và phải chống người khi nhặt đồ thì không nên cúi người nhé!


Diệt căng thẳng, lo lắng và buồn bã đến rớt nước mắt: Cái này em đang nói đến nỗi đau khổ cho cả bên ngoài và bên trong tâm hồn nha. Nếu mẹ đang rơi vào trạng thái này thì nên tìm cách thư giãn thay vì ngồi đó để nó phát triển thành trầm cảm.


Cứ từ từ: Không vội vàng vì mọi chuyện cần phải có thời gian. Vết thương cũng vậy. Như em có thể 5 ngày là bắt đầu vết thương liền nhưng có thể các mẹ cần thêm ít ngày cũng chẳng có gì để lo lắng cả.


Tránh đi đứng gần khu vực ẩm ướt: Những nơi ra vào nhiều như nhà vệ sinh, cửa phòng thì phải cẩn thận, đừng để nước tràn lan, lênh lánh hoặc giẻ lau không có độ bám dính. Cái này mà trơn trượt nữa thì nguy to các mẹ ạ!


Thôi phàn nàn: Quên đi thì sống mới vui vẻ được nhé các mẹ. Vết đau mà càng nhớ thì nó càng xoáy cho đau hơn đấy! Tốt nhất là thôi ca thán, phàn nàn mà hãy vui vẻ chờ đợi cho đến khi thời gian phục hồi đến dần.


Đừng cãi lời bác sĩ: Bác cho uống thuốc gì thì mình uống nha các mẹ, đừng chống đối vì đa phần các bác sĩ đều kê thuốc giảm đau và bổ sung vitamin khác nhau để bù chất mà mẹ không cần phải ăn uống liên tục.


Đặc biệt lưu ý



- Sau khi sinh mổ, sản phụ cần hết sức phòng tránh cảm cúm, hạn chế tối đa khi tiếp xúc với những người xung quanh đang bị cảm. Vì nếu bị cảm cúm trong lúc này, sức đề kháng của cơ thể giảm, vết thương do mổ đẻ vì thế lâu lành và dễ bị nhiễm trùng.


- Sau 24 giờ nên cố gắng xoay trở người, đứng dậy đi lại nhẹ nhàng, nếu nằm quá lâu trên giường sản dịch sẽ bị ứ lại trong lòng tử cung dễ gây sốt, nhiễm trùng hậu phẫu… Vận động sớm cũng giúp tăng cường nhu động ruột tránh nguy cơ dính ruột về sau.


- Khi đã xuất viện về nhà nếu vết mổ sưng hoặc tấy đỏ có dịch hoặc máu chảy ra từ vết mổ hoặc bị sốt, sản dịch hôi… sản phụ nên tái khám ngay với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.


- Để vết mổ được lành tốt, không nên sử dụng bất kỳ thuốc gì bôi lên vết mổ khi chưa được bác sĩ cho phép.



Xem clip: Trấn Thành dụ dỗ Anh Tú tuyên bố "không hề yêu Diệu Nhi"



Nguồn: http://www.phunutoday.vn/16-cach-giup-vet-mo-de-nhanh-lanh-khong-nhiem-trung-d168766.html