Phong trào nuôi nấm sữa đã khá thông dụng trên wtt , nhưng các thông tin thì nằm rải rác trong các box. Mình chia sẻ ở đây để các mẹ nào quan tâm thì tham khảo để chăm con tốt hơn nhé!


CÁCH NUÔI VÀ BẢO QUẢN NẤM:


CÔNG DỤNG : Nấm sữa kefir là một sinh vật sống, ăn sữa tươi và sản sinh ra một loại men rất có lợi cho cơ thể. Sữa nấm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, phục hồi những chức năng bị yếu. Bản thân sữa nấm không làm cho người ăn béo lên, mà nó chỉ làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cho cơ thể chống lại được những bệnh tật xâm nhập, từ đó sẽ ăn uống ngon miệng và ngủ tốt. Cụ thể những loại bệnh như bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, huyết áp, xương khớp… nếu ăn sữa nấm trong thời gian dài thì sẽ khắc phục cơ bản, thậm chí có thể hoàn toàn khỏi bệnh. Nấm sữa kefir đặc biệt tốt đối với người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người bị bệnh, ngoài ra người khỏe mạnh vẫn có thể dùng nấm sữa như một loại thức ăn rất ngon miệng và làm cho cơ thể luôn khỏe mạnh, đối với phụ nữ còn có tác dụng làm da dẻ mịn màng và hồng hào. Chỉ lưu ý một điều là người khỏe mạnh bình thường khi ăn nấm sữa nên điều tiết chế độ ăn uống cho hợp lý để tránh béo phì.


CÁCH NUÔI VÀ BẢO QUẢN :


1.Dụng cụ để nuôi và lọc sữa :


1 lọ nhựa không nắp 1 rá nhựa mắt nhỏ 1 thìa nhựa 1 miếng vải màn sạch Sữa tươi không đường loại túi 200gr


* Lưu ý: Con nấm rất kỵ với kim loại nên tất cả đồ dùng để ngâm và lọc sữa phải là đồ nhựa hoặc thủy tinh, sứ...Nếu dùng đồ kim loại thì con nấm sẽ bị chết.


2. Cách nuôi và lọc sữa : Cho con nấm vào lọ nhựa sạch, đổ 1 túi sữa tươi không đường vào ngâm, lấy miếng vải màn đậy lên miệng lọ, dùng dây chun cột lại để tránh bụi và côn trùng có hại bay vào. Để lọ nấm sữa ở nơi thoáng mát, nhiệt độ trung bình. Nấm sữa bảo quản tốt thì sau khi ngâm sẽ sánh đặc, có màu trắng ngà, hoặc có thể đóng 1 lớp váng màu vàng nhạt trên bề mặt, nhưng mùi vẫn thơm ngậy. Sau 24 tiếng, đem lọ nấm sữa ra đổ qua rá nhựa cho sữa chảy qua rá lọc xuống 1 cái bát hứng bên dưới. Dùng thìa nhựa đảo nhẹ cho sữa chảy hết xuống. Phần sữa chảy xuống dưới chính là sản phẩm của nấm sữa, đem sữa đó pha thêm đường tùy theo khẩu vị để ăn cho ngon miệng. Mùi vị của sữa nấm thơm và ngậy như sữa chua. Phần con nấm còn lại trên rá lọc dùng nước đun sôi để nguội rửa sạch và lại cho vào lọ nhựa (đã được rửa sạch) và tiếp tục quá trình nuôi như trước.


* Lưu ý : mỗi ngày phải lọc sữa một lần vì con nấm chỉ ăn chỗ sữa ngâm đó trong vòng 24 tiếng là hết. Nếu để quên không lọc thì nấm sẽ bị chết.


-> Nấm kefir có thể dùng để trộn hoa quả cho con ăn, rất hợp với xoài, chuối, dâu tây... hoặc có thể làm phô mai tươi cho con dùng dần:


* Cách làm phô mai tươi: (xin phép được trích lại những kiến thức chia sẻ từ nhà phô mai của mẹ Gâu):


Phômai tươi theo phương pháp chua:


Phômai tươi được làm từ sữa tươi theo phương pháp chua hoặc phương pháp men chua. Theo phương pháp chua, quện sữa tạo thành do kết quả của quá trình lên men lactic. Phương pháp này dùng có hiệu quả tốt đối với loại phômai không béo.


Trong gia đình có thể làm theo 2 cách thức sau đây:


Cách1: Sữa thanh trùng – Làm nguội - Bổ xung chủng vi sinh vật – Lên men - Lọc - Bảo quản lạnh.


- Nhiệt độ tối ưu 42-43 độ


- Bổ sung khoảng ~ 75ml chủng vi sinh vật trong 1 lít sữa.


- Thời gian khoảng 4-6 giờ


- Bảo quản sản phẩm 4-6 độ C


Cách2: Sữa thanh trùng – Làm nguội - Bổ sung chủng vi sinh vật – Lên men – Dùng dao gỗ cắt quện sữa - Tẻ nước - Lọc - Bảo quản lạnh.


- Nhiệt độ lên men 28-30 độ C


- Luợng chủng vi sinh vật 5-8%


- Thời gian lên men 6-8 giờ


- Để tăng nhanh quá trình tẻ nước nguời ta đun nhẹ quện tới 36-38 độ. Quá trình ép nước ở nơi có nhiệt độ không khí khoảng 8 độ C để độ chua của sản phẩm không bị tăng lên. Sau khi ép, làm lạnh ngay tới 6-8 độ C


- Bảo quản sản phẩm 2-4 độ C.


( các mẹ có thểm tham khảo thêm kinh nghiệm ở nhà phô mai tươi nhé)