Các bậc cha mẹ vẫn hay dặn con cái là nhai kẹo cao su không được nuốt vì sẽ không tiêu hoá được và còn có thể quấn bao tử. Vậy thực hư chuyện đó ra sao ?



Kẹo cao su được coi là một món ăn vặt với tất cả mọi người. Nhai kẹo cao su có thể làm sạch răng và khử mùi hôi miệng ngay tức thì. Việc nhai kẹo cũng giúp bạn có được sự tập trung hơn.



Việc nhai kẹo có lợi ích nhưng cũng có tác hại. Và tác hại mà minh muốn nói đến ở đây là lỡ khi chúng ta quên và nuốt kẹo cao su vào bụng. Đối với người lớn thì trường hợp này hiếm khi xảy ra, nhưng với trẻ con thì lại thường xuyên hơn.



Thành phần của kẹo cao su


Trước khi nói qua việc nuốt kẹo cao su vào bụng có bị sao không, chúng ta tìm hiểu sơ qua về thành phần của nó trước đã.



Kẹo cao su chứa vài thành phần cơ bản như : đường, chất tạo ngọt nhân tạo, hương vị, chất làm mêm. Nhưng quan trọng nhất vẫn là "gum", được lấy từ cao su tự nhiên hay nhân tạo - thứ tạo nên tính dai cho kẹo cao su.



Loại cao su được dùng để chế tạo kẹo cao su cũng được dùng để chết tạo vỏ xe, và đó là cao su nhân tạo. Nó mang đến ý tưởng nhai đi nhai lại cho kẹo cao su và không khiến chúng ta phá huỷ các rừng cây cao su. Thật tuyệt vời !





Vậy nhai kẹo cao su có thật sự bị quấn ruột ?



Như các bạn cũng biết, kẹo cao su không hề hấn gì khi bị hàm răng chúng ta nhai nghiền. Do đó khi nuốt kẹo cao su, nó sẽ di chuyển qua đường tiêu hoá xuống dạ dày theo dạng khối lớn.



Hầu hết các thành phần trong kẹo cao su là dầu và chất cồn. Mặc dù hệ tiêu hoá của chúng ta có thể phá huỷ các thành phần trong thức ăn bình thường. Nhưng với kẹo cao su, thì chuyện đó lại không xảy ra, nó vẫn cứ trơ lì.



Và quan trọng là chất dịch có trong bao tử của chúng ta vẫn bó tay trước kẹo cao su. Nhưng không phải vì vậy mà nuốt kẹo cao su rồi nó sẽ ở trong bao tử chúng ta mãi mãi. Các chất tiết ra từ cơ thể có thể ngay lập tức phá vỡ một số thành phần của kẹo cao su, chẳng hạn như chất làm ngọt và chất chiết xuất từ dầu. Nhưng với chất bảo quản hay chất đàn hồi trong đó thì phải mất một vài ngày. Nhưng cho dù là bao lâu thì cuối cùng, nó cũng sẽ biến mất.




Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn có thể nuốt kẹo cao su một cách thường xuyên trong khoảng thời gian tương đối ngắn, đặc biệt là trẻ em. Vì với số lượng lớn bã kẹo được tích tụ trong ruột hay dạ dày, nguy cơ tắc đường tiêu hóa gây táo bón là rất cao. Ở nhiều trường hợp, các bác sĩ đã phải dùng đến phương pháp phẫu thuật để gắp chúng ra ngoài.



Việc nuốt kẹo cao su không bị quấn ruột như chúng ta vẫn thường nghĩ. Nhưng các bạn vẫn nên cẩn thận và dặn dò trẻ nhỏ việc không nuốt kẹo cao su vào bụng.