Chắc ít nhiều mọi người cũng đã từng nghe qua trái bồ hòn. Vậy trái bồ hòn nó như thế nào và có công dụng gì?

Khái quát về trái bồ hòn:

Bồ hòn là một cây gỗ to, cao khoảng 5–10m có khi hơn, rụng lá vào mùa khô.

Lá mọc so le, đầu nhọn, mép nguyên, có gân nổi rõ ở cả hai mặt lá. Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm gồm rất nhiều hoa nhỏ, màu lục nhạt.

Quả bồ hòn hình cầu, có đường sống nổi rõ, cùi quả dày, khi chín sẽ nhăn nheo, màu vàng nâu; bên trong chứa hạt tròn màu đen. Mùa hoa vào tháng 7–9, mùa quả từ tháng 10–12.

Thành phần của bồ hòn:

Quả bồ hòn là nguồn nguyên liệu giàu saponin. Trong thịt quả có tới 18% saponosid. Các saponin có trong bồ hòn như sapindosid A, B, C, D, E, E1, X, Y, Y2 đều là những saponin triterpen. Ngoài ra, còn có mukuroyiosid Ia, Ib… là những saponin có hoạt tính bề mặt mạnh.

Có nhiều phương pháp chiết xuất saponin từ quả bồ hòn được mô tả, trong đó cách đơn giản nhất là đun sôi bột quả với nước, cô đặc dịch chiết và kết tủa saponin bằng sulfat amoni.

Hạt bồ hòn có chứa 9–10% dầu béo.

=> Vì thế từ xa xưa, ông bà ta thường dùng quả bồ hòn để làm chất tẩy rửa, vừa đem lại hiệu quả cao, vừa an toàn với sức khỏe.

Tác dụng của bồ hòn:

Một số thử nghiệm về tác dụng dược lý của bồ hòn cho thấy:

  • Cao chiết nước và cồn của bồ hòn có thể ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Staphylococcus pyogenes…
  • Bồ hòn (phần trên mặt đất) cũng cho thấy hoạt tính diệt tinh trùng, được thử nghiệm trên chuột và người. Một dạng kem bào chế từ saponin toàn phần của bồ hòn đã được thử dược lý và lâm sàng đề áp dụng tại âm đạo làm thuốc chống thụ thai.

Một số sản phẩm dùng bồ hòn làm nguyên liệu chính: 

- Nước rửa bình sữa và rau củ bồ hòn (Khuyến khích các chị em sử dụng để diệt khuẩn bình sữa cho bé)

- Nước rửa tay khô

- Nước giặt