Đóng thuế là nghĩa vụ của mỗi công dân, góp vốn nuôi sống nền kinh tế quốc gia. Nhưng nếu đồng tiền ấy đến từ công sức "lao động" của các đối tượng mua bán ma túy, kỹ nữ, phù thủy... theo như đạo luật tại một số quốc gia trên thế giới, liệu bạn có thấy cuộc sống công bằng hơn chăng?


Người người đóng thuế, mặt hàng nào cũng bị đánh thuế. Ảnh: Inmagine





1. Mua bán chất gây nghiện cũng bị đánh thuế?


Nơi ban hành: Bang Tennessee, Mỹ
Trong khoảng thời gian 2005-2009, các tay mua bán thuốc phiện tại bang Tennessee bị yêu cầu phải trích phần lợi nhuận thu được từ "nàng tiên nâu" để sung vào ngân khố quốc gia. Luật này bắt buộc những người sở hữu các loại thuốc bất hợp pháp phải mua tem do chính phủ phát hành và dán lên các món hàng của họ. Nếu các tay buôn lậu thuốc phiện bị phát hiện với bất kỳ món hàng nào không dán tem sẽ bị phạt tiền hoặc bị kết tội hình sự.
Thuế đánh vào mỗi gram thuốc cấm được phân loại như sau:
- Cần sa: 3,5USD
- Cocaine: 50USD
- Hồng phiến: 200USD
Các “thương lái" thuốc phiện sẽ được giấu tên khi đóng thuế tại văn phòng sở thuế chính phủ. Một vài bang trên nước Mỹ đã thử nghiệm khoản thuế này nhưng có vẻ như thuốc phiện là mặt hàng “ế ẩm” tại Mỹ nên số tiền thu được không là bao.



2. Chất béo cũng bị đánh thuế?


Nơi ban hành: Đan Mạch
Năm 2011, chính sách “thuế chất béo” áp dụng lên các thực phẩm như bơ, dầu là giải pháp cho nỗ lực loại bỏ thói quen ăn uống không lành mạnh của cư dân tại đất nước của những câu chuyện cổ tích.
Một số nước châu Âu vốn đã đánh phí rất cao vào các thủ phạm làm tăng trọng như đường, sô-cô-la và nước ngọt, nhưng theo lời khẳng định đầy tự hào của Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch thì các nước Bắc Âu mới chính là những người tiên phong đánh thuế trên các thực phẩm béo. Tại các quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu, chất béo bão hòa trong một sản phẩm sẽ bị đánh thuế ở mức 16 kr/kg (kr là kronor, đơn vị tiền Thụy Điển).




Các phù thủy quốc tịch Rumani coi chừng bị đánh thuế. Ảnh: Yahoo





3. Phù thủy? Coi chừng bị đánh thuế!


Nơi ban hành: Rumani
Tại đất nước của bá tước Dracula nổi tiếng, những người tự nhận là phù thủy sẽ phải gánh thêm trên cây chổi của mình mức thuế 16% cùng các chi phí sức khỏe và trợ cấp khác.
Câu chuyện bắt đầu từ những tháng đầu năm 2011, chính phủ Rumani phải đối mặt với “cơn khát” tài chính đã nghĩ ra cách tăng nguồn thu với quyết định ghi tên các phù thủy, các nhà chiêm tinh, thầy bói và người ướp xác vào danh sách nhân lực lao động và buộc họ phải đóng thuế thu nhập. Các phù thủy không hài lòng về điều khoản này sau hàng trăm năm trốn thuế thành công nên đã phát động một chiến dịch chống lại chính phủ. Cuộc chiến "chính nghĩa" giữa phù thủy và chính phủ thậm chí đã làm xáo động nền hòa bình trên đất nước này.



4. Xả nước bồn cầu cũng bị đánh thuế?


Nơi ban hành: Maryland, Mỹ
Các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế trên lượng chất thải xả ra.
Số tiền 2,5 USD sẽ được thêm vào hóa đơn tiền nước thải mỗi tháng ở các hộ gia đình tại Mỹ có lắp hộ thống xử lý chất thải, và 30 USD mỗi năm vào hóa đơn xử lý và khử mùi chất thải "tươi".



5. Bánh trung thu cũng bị đánh thuế?


Nơi ban hành: Trung Quốc
Tặng bánh trung thu cho người thân vào mỗi năm đã trở thành truyền thống tại Trung quốc và một số quốc gia châu Á. Theo thời gian, truyền thống đã trở thành một ngành kinh doanh phát đạt; không chỉ có người thân trong gia đình mà đồng nghiệp, khách hàng, cấp trên cũng sẽ nhận được các hộp bánh trung thu giá trị ngất trời vào dịp trăng tròn tháng 8… Năm 2010, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành đợt thanh tra tại 3,100 cơ sở kinh doanh bánh trung thu và kết quả thu về được 30 tỉ Nhân dân tệ thu từ những chiếc bánh trung thu làm quà và các phiếu quà tặng.




Vừa kinh doanh "vốn tự có" vừa đóng góp cho đất nước. Ảnh: Yahoo





6. "Chuyện ấy" cũng bị đánh thuế?


Nơi ban hành: Đức
Nghề "kinh doanh vốn tự có" là một nghề hợp pháp tại Đức nhưng cái giá để được hành nghề là rất đắt. Các kỹ nữ thời nay phải đến văn phòng Sở thuế để trực tiếp đóng thuế thu nhập và thuế VAT.
Trong khi việc thu "thuế yêu" tại các khách sạn, nhà chứa, quán bar... được thực hiện khá dễ dàng thì việc kiểm soát các nàng "chân dài đường phố" tương đối khó khăn. Để tạo điều kiện cho "người người đóng thuế", theo sáng kiến của các quan chức thành phố Bonn, các máy bán "vé yêu" tự động đã được dựng lên khắp nơi trên phố và nghĩa vụ của những "người đàn bà đẹp" là phải mua phiếu tại đây cho mỗi ca làm việc.



7. Xuống suối vàng cũng bị đánh thuế?


Nơi ban hành: thành phố Seattle, Mỹ
Guồng máy chính phủ cần có tiền để chạy; và tại thành phố Seattle nước Mỹ, tiền này được thu về từ cái chết của các công dân.
Kể từ ngày 01/01/2011, theo quy định của chính quyền quận King, bao gồm Seattle, các công dân đang đối diện với cái chết bị áp đặt phải có người thay mặt họ đến Văn phòng Thẩm định sức khỏe y tế, đóng khoản lệ phí 50 USD hoàn tất các thủ tục báo cáo về trường hợp "xuống suối vàng” của người thân. Khoản thuế đánh trên đầu "người nhắm mắt” này ước lượng sẽ bổ sung 650.000 USD vào ngân khố của chính phủ với số lượng 13,000 cái chết mỗi năm.