Mỗi bậc cha mẹ đều muốn tìm ra một cách dạy bé thông minh cho riêng minhg. Họ luôn cố gắng tìm kiếm những người thầy hay mà họ chưa biết rằng, chính bản thân họ cũng có thế dạy con họ cách thông minh. Họ có thể cùng con tập luyện mỗi ngày để bổ trợ trí não cho bé. Dưới đây là các mẹo vặt giúp bố mẹ có thể tìm ra cách dạy bé thông minh mỗi ngày:


1. Kích thích việc ham học hỏi của bé:


Ngay từ lúc bé còn trong bào thai,bố mẹ hãy lưu ý đọc sách, kể chuyện cho bé nghe, điều này tác động không nhỏ đến não bộ của bé yêu. Khi bé được sinh ra cho đến khi gần nhận thức được sách vở thì hãy đọc cho bé nghe những câu chuyện vào mỗi đêm, cho bé có thói quen và dần hiểu được câu chuyện.


Lớn lên xíu nữa, lúc này bé đã nhận thức được màu sắc, hình ảnh, hãy cho bé tự khám phá. Bố mẹ thường xuyên cho bé xem các loại sách, báo, tranh ảnh để bé tập làm quen với sách vở, phân biệt màu sắc.Chủ động hoặc nhờ những mọi người trong gia đình (ông, bà, cô, chú) giảng giải,viết, vẽ cho bé.



2. Rèn luyện cho bé có khả năng ghi nhớ tốt


Trí nhớ của bé bắt đầu có được khi sự nhận thức về một sự việc đến nơi đến chốn, việc bé nhớ lâu hay không là do cách thông tin đến não bộ của bé cũng như một phần cấu trúc não bộ. Điều này bố mẹ cũng có thể giúp cho bé được.


Thông thường, buổi sáng, bố mẹ sẽ dạy cho bé một bài thơ hay một bài đồng dao nho nhỏ. Việc chọn các bài thơ hay đồng giao là nó có vần dễ nhớ, nội dung dễ hiểu và gần gũi, điều này không chỉ cho bé cải thiện trí nhớ mà giúp bé có trí tưởng tượng tốt.



Đến chiều, mẹ và bé cùng đọc lại. Nếu bé chưa thuộc, mẹ sẽ đọc nửa câu và gợi ý cho bé đọc nốt nửa câu sau và những câu còn lại. Sau khi đã học được mấy bài, mẹ sẽ bảo bé đọc cho mẹ nghe những bài học từ mấy hôm trước. Mẹ không quên khen ngợi bé hoặc kể với cả nhà rằng: “Bé giỏi lắm, bài nào cung thuộc và đọc hay nữa” Việc làm này sẽ kích thích bé học hỏi thêm và hứng thú hơn trong việc.




3. Khả năng bắt chước giỏi


Khi dạy bé những bài đồng giao, bố mẹ sẽ làm động tác giống với hình ảnh trong bài đồng giao đó,ví dụ như con vịt, hay con voi. Bố mẹ vừa đọc vừa làm động tác đó và cổ vũ bé cũng bắt chước theo. Cả nhà có thể thi xem ai làm giống nhất, ai thuộc bài nhanh nhất. Việc làm này gắn kết tình cảm gia đình, cũng như giúp bé bắt chước nhanh hơn



Một gia đình hạnh phúc, luôn tràn ngập tình yêu thương sẽ là nền tảng của cách dạy bé thông minh.


4.Hướng dẫn bé khả năng phân biệt và so sánh tốt


Việc bé còn nhỏ, để nhận biết được các đồ vật có hình dạng khá giống nhau sẽ rất khó, nên mẹ hãy phân biệt và so sánh các đồ vật, sự vật xung quanh bé. Những đồ vật, sự vật gần gũi bé, bé càng dễ nhớ. Ví dụ: Nước và rượu đầu màu trắng trong, dạng nước, tuy nhiên, chúng có vị khách nhau, nước không mùi không vị, còn rượu có mùi và vị cay the. Nếu mẹ muốn bé biết rõ hơn thì nên cho bé biết luôn công dụng của chúng. Nên nhớ nhắc nhở bé nếu lần sau không phân biệt được thì hay ngửi trước khi sử dụng để tránh nhầm lẫn. Ngoài ra còn có muối và đường, cái chén với cái tô…




5. Tập cho bé có trí tưởng tượng phong phú


Bất kì một hoạt động nào mà có thể giúp trí tưởng tượng của bé linh động sẽ giúp bé phát triển trí não tốt hơn. Ví dụ chơi như nụ, bông, lá, cành bằng bàn tay… để bé hình dung được các hình ảnh đó trong tưởng tượng.




6. Khơi gợi trí tò mò của bé


Để khơi gợi trí tò mò của bé, bốmẹ luôn đặt ra những câu hỏi với bé. Ví dụ đi trên đường, bố có thể hỏi: “Đố con biết tại sao tàu hỏa lại đi trên đường ray, ô tô xe máy lại đi ở đường nhựa? Hay đố con tại sao mặt trời mọc vào buổi sáng, lặn vào buổi chiều? Sau khi khơi gợi sự tò mò, mình sẽ giải thích cho bé biết thêm thông tin về nó.